Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Việt Nam có 242 Phó Chủ tịch tỉnh, 122 Thứ trưởng


Báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện các Nghị quyết về chất vấn của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến nay do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký trình UB Thường vụ Quốc hội gây chú ý với phần công tác trong lĩnh vực nội vụ, cập nhật về số lượng Thứ trưởng hiện nay.

 >> Các Bộ trưởng bị “phê” vì những lời hứa chưa hoàn thành

 Thứ Tư, 23/09/2015 - 22:30
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh.
Cụ thể, về việc tổ chức bộ máy, biên chế. Phó Thủ tướng khẳng định, tổ chức, bộ máy cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương được quản lý chặt chẽ. Cơ quan chuyên môn ở địa phương tiếp tục được giữ ổn định.
Ở cấp tỉnh có 17 cơ quan được tổ chức thống nhất và một số cơ quan được thành lập theo đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu quản lý nhà nước của từng địa phương                    (Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Du lịch...). Ở cấp huyện có 10 cơ quan được tổ chức thống nhất, 2 cơ quan được tổ chức cho phù hợp với từng loại đơn vị hành chính cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng) và 1 cơ quan đặc thù là Phòng Dân tộc; các huyện đảo có không quá 10 cơ quan.
“Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhìn chung vẫn còn cồng kềnh” – Phó Thủ tướng xác nhận.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ vẫn tiếp tục quản lý chặt chẽ biên chế công chức, kể cả biên chế dự phòng và số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đã xây dựng và trình Trung ương đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cho đến nay, về cơ bản không tăng biên chế công chức, viên chức, chỉ tuyển dụng mới 50% số biên chế nghỉ hưu, tinh giản; phấn đấu đến 2021 giảm 10% số công chức và 20% số viên chức trong tổng biên chế; triển khai xây dựng vị trí việc làm .
Tổng số cán bộ cấp Thứ trưởng cơ bản không tăng so với đầu nhiệm kỳ; một số cơ quan vượt so với quy định do sắp xếp tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Gần đây, Bộ Chính trị điều động một số Ủy viên Trung ương Đảng về các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Đây vẫn được xem là một hoạt động theo thông lệ để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới.
Phó Thủ tướng cho biết, số lượng cấp phó ở các bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong quá trình triển khai thực hiện luật tổ chức Chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương.
Theo đó, tính đến tháng 9/2015, có 122 Thứ trưởng và tương đương (bằng số lượng đầu nhiệm kỳ); có 242 phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh (nếu không tính 27 người thuộc diện luân chuyển thì vượt 13 người so với quy định và giảm 1 người so với đầu nhiệm kỳ).
Ngoài ra, việc tăng số lượng cấp phó tại các đơn vị thuộc một số Bộ, ngành chủ yếu do sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy nội bộ đối với những lĩnh vực có phạm vi, đối tượng quản lý rộng. Số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Phó Thủ tướng thông tin, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách chế độ công vụ, công chức; đổi mới cơ chế đánh giá, chú trọng kết quả thực hiện nhiệm vụ. Ban hành và triển khai một số chính sách về trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng. Triển khai thí điểm thi tuyển và xây dựng tiêu chuẩn chức danh, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý... Công tác thi tuyển, thi nâng ngạch công chức tiếp tục được đổi mới theo nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên, so với yêu cầu, việc thực hiện đổi mới chế độ công vụ, công chức vẫn còn chậm.
http://dantri.com.vn
P.Thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét