Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

ĐỪNG IM LẶNG  : Họ đã làm gì với 20.000 tỷ chống ngập của chúng tôi, thưa ông Trời!
 
Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước
“Tiên đoán” của bà Phạm Phương Thảo là TP HCM sẽ chỉ còn một điểm ngập: Toàn TP sắp trở thành hiện thực các bạn ạ! Tối qua, Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước và dân chúng chỉ còn biết ngửa mặt cầu Trời ngưng mưa. Và người ta nhìn trời, rồi lại nhìn nhau ngơ ngác hỏi hơn 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu rồi?

    Sân bay thành “sân bơi”, biệt thự 60 tỷ của Mr Đàm ngập chìm và đồ đạc trôi lung tung, từ anh xe ôm cho đến đại gia ngồi Mẹc cũng bì bõm trong nước…
    Nhưng bi hài hơn cả là Bitexco, biểu tượng TP nước vào xối xả và clip thác nước đường phố cuốn trôi xe máy đang là một video được like nhiều nhất!
    Người ta nói đó là trận mưa lịch sử, 5 năm qua mới có.. Họ còn bảo rằng nước trút xuống cộng triều cường đã nhận chìm đường phố và nhà cửa. Ai đó biện hộ rằng mưa to thế thì chỉ bó tay, chỉ có Trời cứu! Có lẽ hôm nay sẽ lại thêm rất nhiều lý do abcd nào đó. Nhưng chưa thấy ai nói đến trách nhiệm cá nhân và hiệu quả của các chương trình chống ngập đã tiêu tốn 20.000 tỷ đồng !
    Nhưng tôi thì phải hỏi, bởi trong đó có tiền thuế của mình cùng hàng triệu công dân khác. Nếu 20.000 tỷ ấy không giúp TP bớt ngập thì cũng đừng tồi tệ thêm chứ? Chẳng có lý lẽ nào để biện minh tại sao tiền đổ xuống nước cứ dâng lên.
    Trận mưa to nào cũng lịch sử, chiều ngập nào TP cũng rối loạn, dân tình điêu đứng. Hãy ra xem những bà mẹ chở con ngã dúi dụi trong biển nước, biết bao người hoặc chôn chân chờ bớt ngập hoặc vừa đi vừa hoảng sợ không biết mình nhào xuống hố hay trôi theo nước… Nếu không cứ nhìn và đọc thật nhiều những tin tức sáng nay rồi trả lời cho rạch ròi và minh bạch hàng chục ngàn tỷ ấy đã sử dụng ra sao? Hiệu quả và hậu quả như thế nào? Đừng im lặng và đừng đổ tại ông Trời.
    Tôi còn nhớ rất rõ Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng: "Tôi có cảm tưởng chủ đầu tư chỉ làm cho được dự án" khi ông chứng kiến hàng trăm nhà dân biến thành hầm, bị chủ đầu tư dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương xây tường cao chắn lối đi! Tôi không thể quên những giải pháp “đang” và “ sẽ” tràn ngập trên các báo sau trận mưa lịch sử cuối tháng 8 vừa qua. Rồi hàng chục dự án với những kinh phí cao ngất ngưởng để TP sau mỗi trặn mưa gọi là lịch sử lại ngập sâu thế này đây.
    Một lời xin lỗi chưa hề thấy, một lần nhận trách nhiệm không có, ít ra dân chúng cũng phải biết tiền của mình họ chi tiêu thế nào chứ nhỉ? Không ai có lỗi, chẳng ai sai thì chẳng lẽ chúng tôi, những người giao tiền cho họ sai sao?
    TP vừa triển khai “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ cách đây 3 tháng, tôi chỉ biết cầu trời cho 10.000 tỷ này không giống 20.000 tỷ trước. Còn bây giờ, cần những tiếng nói để những ngàn tỉ trước đây sẽ “hiện rõ” và cả nhiều ngàn tỉ sau này bớt “chìm” trong nước.
    Phải có câu trả lời rõ ràng nhanh chóng và minh bạch các vị ạ!
    ----
    Đừng im lặng! Hãy cùng Lao Động bình luận về vấn đề này, cũng như các vấn đề bạn đọc quan tâm khác. Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
    Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước







    Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước

    http://laodong.com.vn/dung-im-lang/dung-im-lang-ho-da-lam-gi-voi-20000-ty-chong-ngap-cua-chung-toi-thua-ong-troi-595920.bld

    Nhìn lại hậu họa trận mưa lịch sử

    •     


    Không thể tả hết được nỗi khổ của người dân TPHCM trong trận ngập chiều 26 và 27.9. Mặc dù đã quá quen chịu đựng tình trạng ngập nước, kẹt xe, nhưng trận ngập lịch sử này vượt quá sức chịu đựng. Đổ cho ông trời hay đổ cho ai đây!

    Khổ vì ngụp lặn trong mưa lụt đã đành, còn thiệt hại vật chất thì khủng khiếp. Ví dụ, TPHCM có 7 triệu chiếc xe máy, nếu chỉ tính khoảng 10% xe bị ngập nước, chi phí thay nhớt, sửa chữa mỗi chiếc khoảng 100.000 đồng thì thiệt hại xã hội là 700 tỉ đồng. Ôtô bị ngập nước chi phí sửa chữa rất cao, chưa kể các cửa hàng buôn bán bị nước tràn vào, hư hỏng hàng hóa.
    Hàng ngàn nhà dân, công trình xây dựng bị nước tấn công, không thể đo đếm được hết những thiệt hại.
    Không phải một trận ngập mỗi năm mà nhiều trận liên tiếp trong mùa mưa, tổn thất xã hội quá lớn.
    Không phải chỉ TPHCM mà Hà Nội cũng tương tự, mỗi trận mưa lớn gây ngập là dân phải chịu thiệt hại, mỗi trận kẹt xe gây xáo trộn sinh hoạt, công việc, buôn bán của cả triệu người. Hãy xem hình ảnh kẹt xe ở Hà Nội ngày 20.9 vừa qua sẽ rõ.
    Dân không chỉ chịu thiệt hại vì phải bỏ tiền sửa xe, bị xáo trộn sinh hoạt, ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, mà dân còn đóng thuế để có tiền cho các dự án chống ngập. Càng ngập nhiều, càng phải chi nhiều tiền, không chống được thì tiếp tục chi, tiếp tục vay, dân đóng thuế để chi và còn tiếp tục đóng thuế để trả nợ vay.
    Chúng ta đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ đầu tư vào các dự án, chương trình chống ngập nhưng TPHCM “thất thủ” trước các cuộc tấn công của nước, Hà Nội cũng bất lực trước ngập nước, kẹt xe. Người dân hai thành phố lớn của đất nước bắt buộc phải chấp nhận sống chung với ngập trong khi chờ đợi một lối thoát cho nước.
    Chương trình giảm ngập nước, ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng giai đoạn 2016-2020 của TPHCM là 97.298 tỉ đồng, một con số quá lớn cho một chương trình quá quan trọng.
    Để đối phó với nước biển dâng, biến đổi khí hậu thì phải tốn rất nhiều tiền, các nước khác cũng phải chịu như vậy. Tuy nhiên, sự khác nhau là có hiệu quả hay không có hiệu quả.
    Không hiệu quả thì mất hàng chục nghìn tỉ đồng đầu tư, cộng thêm mỗi năm mất hàng ngàn tỉ tiền thiệt hại, sẽ cạn kiệt sức dân, sức nước.                   
    LÊ THANH PHONG
    http://laodong.com.vn