Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

NHÀ ĐẦU TƯ MỸ SẼ XÂY BỆNH VIÊN CÔNG NGHỆ CAO TẠI QUẬN 9 TP HCM


Chiều nay, 6-9, Tập đoàn Quantus của Mỹ đã có buổi làm việc với lãnh đạo TPHCM và ký bản ghi nhớ (MOU) với Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) về kế hoạch đầu tư xây dựng bệnh viện công nghệ cao tại khu công nghệ này.
xay-benh-vien-my-tai-quan-9
xay-benh-vien-my-tai-quan-9
Ông Alex C. Park (trái), ông Lê Hoài Quốc (giữa), Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM và lãnh đạo Allied Telesis KK ký bản ghi nhớ tại buổi tiếp của Chủ tịch UBND TPHCM. Ảnh: Quốc Hùng
Tại buổi gặp với Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong hôm nay, 6-9, ông Alex C. Park, Phó chủ tịch kiêm Tổng cố vấn của Quantus Corporation, cho biết dự án bệnh viện công nghệ cao tại SHTP dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ được chia làm 2 giai đoạn.
Một nửa số vốn đầu tư này cho giai đoạn 1 gồm xây dựng bệnh viện công nghệ cao và Viện nghiên cứu và phát triển khoa học sự sống, sẽ hoàn thành vào tháng 7-2018. Số tiền 250 triệu đô la Mỹ còn lại dành cho giai đoạn 2 gồm mua sắm thiết bị hiện đại cho việc điều trị y tế và sẽ hoàn thành vào tháng 7-2019.
Theo ông Park, tại bệnh viện này sẽ có nhiều khoa và sẽ áp dụng thiết bị, công nghệ hiện đại cho việc khám và chữa bệnh như liệu pháp proton và thiết bị laser ứng dụng tia gamma tại trung tâm điều trị ung thư; áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong phẫu thuật thần kinh; tế bào gốc trong chăm sóc tim mạch và phẫu thuật chỉnh hình cũng như sử dụng cả trực thăng trong hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân…
Theo ông Park, hàng năm người Việt Nam chi từ 1,5 đến 2 tỉ đô la Mỹ ra nước ngoài để khám và chữa bệnh. Dự án bệnh viện công nghệ cao này khi được thực hiện sẽ cung cấp những dịch vụ và tiện ích chất lượng cạnh tranh nhất so với các trung tâm tại Singapore, Seoul (Hàn Quốc), và Tokyo (Nhật Bản) nhằm tiết kiệm nguồn ngoại tệ khám chữa bệnh của người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời bệnh viện này cũng sẽ giúp mang về ngoại tệ cho Việt Nam từ 500 triệu đến 1 tỉ đô la Mỹ từ người bệnh của các nước khác.
Ông Park cho biết, ngoài việc đầu tư và áp dụng những công nghệ hiện đại nhất trong việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe, Quantus Corporation sẽ còn hợp tác với các bệnh viện lớn của quốc tế để trao đổi kinh nghiệm. Cụ thể với dự án bệnh viện này, tập đoàn Quantus sẽ phối hợp với Allied Telesis KK trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, làm việc với bệnh viện Stanford trong chương trình trao đổi đào tạo bác sĩ, làm việc với bệnh viện Đại học California trong chương trình học bổng trao đổi nghiên cứu sinh, thông qua Viện khoa học sự sống của Bệnh viện Công nghệ cao này.
“Dự án bệnh viện công nghệ cao sẽ giới thiệu cho ngành y tế Việt Nam một mô hình Viện khoa học sự sống kết hợp bệnh viện công nghệ cao được đặt trong một trung tâm thương mại phức hợp như mô hình của bệnh viện Đại học Osaka”, ông Park chia sẻ.
Theo Ban quản lý khu công nghệ cao TPHCM, Quantus Corporation sẽ phát triển dự án trên diện tích khu đất 7 héc-ta, gồm tòa nhà cho bệnh viện cao 25 tầng và tòa nhà 12 tầng cho Viện nghiên cứu và phát triển khoa học sự sống. Và tại đây còn có một trung tâm thương mại.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng hiện thành phố đang có chủ trương xã hội hóa ngành y tế, vốn quá tải trên địa bàn thành phố. Do đó, khi đầu tư vào các dự án y tế, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi theo chính sách khuyến khích đầu tư của thành phố.
Ông Phong đánh giá cao đề xuất dự án bệnh viện công nghệ cao và viện nghiên cứu và phát triển khoa học sự sống của Quantus và ông cam kết thành phố sẽ hỗ trợ và giải quyết những khó khăn khi nhà đầu tư làm thủ tục cũng như triển khai dự án.
Theo TBKTSG Online

Tàu chiến Mỹ lần đầu trở lại cảng Cam Ranh

 Hai tàu chiến của Mỹ đã ghé qua cảng Cam Ranh của Việt Nam, lần ghé cảng đầu tiên kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 21 năm.
Hải quân Mỹ ngày 4/10 thông báo tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và tàu tiếp tế tàu ngầm USS Frank Cable đã ghé cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) hôm 2/10, trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu giữa hải quân Việt Nam - Mỹ.
Báo Star and Stripes chuyên về quốc phòng dẫn thông báo của Hải quân Mỹ nói tàu rời đi ngày 4/10. 
Tau chien My lan dau tro lai cang Cam Ranh hinh anh 1
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS John S. McCain vào cảng Cam Ranh hôm 2/10. Ảnh: Hải quân Mỹ
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi ấy là Leon Panetta đã đến thăm cảng Cam Ranh. Ông Panetta là quan chức cao cấp nhất từng đến Cam Ranh kể từ sau chiến tranh.
Ông Collin Koh, nghiên cứu viên tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhận định đợt ghé cảng này là biểu hiện cho quan hệ an ninh -  quốc phòng đang phát triển của Việt Nam và Mỹ, theoSouth China Morning Post.
Tau chien My lan dau tro lai cang Cam Ranh hinh anh 2
Binh sĩ hải quân Mỹ trên tàu tiếp tế tàu ngầm USS Frank Cable tiến vào cảng Cam Ranh. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Tuần trước, Việt Nam và Mỹ đã tổ chức đợt giao lưu hải quân thường niên lần thứ bảy. Cuộc tập trận chung tại Đà Nẵng tập trung vào cách thức liên lạc trong những tình huống đụng độ bất ngờ, diễn tập tìm kiếm cứu nạn.

Cảng Cam Ranh và gỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam

Theo các chuyên gia, việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí có thể xóa nhòa “bóng ma cuối cùng” của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đổi lại, cảng Cam Ranh cũng có thể được mở cửa...

Tàu Nhật vào Cam Ranh là chuyến thăm 'lịch sử, chiến lược'

Hai tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) hôm nay cập cảng Cam Ranh, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc phòng hai nước.
Phương Thảo
http://news.zing.vn/tau-chien-my-lan-dau-tro-lai-cang-cam-ranh-post686996.html

Nhật biến gió bão thành điện năng cho cả nước dùng 50 năm



Thứ bảy, 1/10/2016 | 08:48 

Một kỹ sư Nhật Bản sáng chế turbin bão đầu tiên trên thế giới có thể cung cấp năng lượng sạch cho toàn bộ đất nước trong nửa thế kỷ.


nhat-bien-gio-bao-thanh-dien-nang-cho-ca-nuoc-dung-50-nam
Thiết kế các cột turbin gió. Ảnh: Inhabitat.
Kỹ sư Atsushi Shimizu, chuyên gia ở Viện nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản, thiết kế turbin thông minh để khai thác sức mạnh to lớn của các cơn bão dưới dạng năng lượng tái tạo, Inhabitat hôm 28/9 đưa tin. Theo Shimizu, năng lượng thu được từ một cơn bão đủ để cung cấp điện cho toàn bộ đất nước Nhật Bản trong vòng 5 thập kỷ.
Phần lớn turbin gió thông thường dễ dàng
 bị phá hủy trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất, nhưng thiết kế turbin bão mới mang tên Challenergy với trục xoay dọc do Shimizu nghĩ ra có độ bền cao và có thể thu động năng từ nhiều hướng. Theo một ước tính của Phòng thí nghiệm Hải dương học và Khí tượng học Đại Tây Dương ở Florida, Mỹ, một cơn bão phát ra động năng tương ứng với 1,5 nghìn tỷ Jun mỗi giây, đủ để 38 hộ gia đình sử dụng suốt cả năm.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên với quy mô nhỏ của turbin bão đã được lắp đặt trên đảo Okinawa ở phía tây Nhật Bản. "Nhật Bản có nhiều năng lượng gió hơn năng lượng Mặt Trời nhưng chưa khai thác được, và có tiềm năng trở thành siêu cường quốc về phong năng", Shimizu cho biết.
Phương Hoa
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-thuat-moi/nhat-bien-gio-bao-thanh-dien-nang-cho-ca-nuoc-dung-50-nam-3476790.html