Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Vì sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị cảnh cáo?



Thứ tư, 26/10/2016 | 00:43 GMT+7

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã "thiếu gương mẫu", "thực hiện không đúng quy định bổ nhiệm cán bộ" và "báo cáo không trung thực".

vi-sao-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-de-nghi-canh-cao
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Ngày 25/10, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết đã nắm được kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương (nhiệm kỳ 2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng qua báo chí. "Khi nhận được kết luận chính thức bằng văn bản, Bộ sẽ nghiêm túc thực hiện theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của cấp trên", ông Tuấn Anh nói.
Trong kết luận tại kỳ họp thứ VII (từ 17 đến 21/10), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, đồng thời yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
Theo Ủy ban Kiểm tra, ông Vũ Huy Hoàng đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai là ông Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco. Các việc làm vừa nêu đã vi phạm quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
Trước khi về Sabeco, năm 2011, ông Vũ Quang Hải từng được đề bạt, bổ nhiệm vào 4 chức vụ quan trọng trong các đơn vị thuộc Bộ Công thương: từ vị trí kiểm soát viên tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), đến chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại.
Năm 2015, Thứ trưởng Công thương Hồ Thị Kim Thoa ký quyết định điều động ông Hải về Sabeco với hàm Phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là thành viên HĐQT, đại diện cho cổ phần nhà nước, kiêm chức Phó tổng giám đốc. Khi về làm sếp tại Sabeco, ông Vũ Quang Hải 29 tuổi.
vi-sao-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-de-nghi-canh-cao-1
Kỳ họp thứ VII của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương), Luật phòng, chống tham nhũng có nhiều quy định chi tiết về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Đơn cử, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. “Ở đây ông Vũ Huy Hoàng là Bộ trưởng, con trai làm Phó tổng giám đốc Sabeco, một doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ này, theo tôi là không phù hợp với quy định của Luật phòng chống tham nhũng”, ông Hương nói.
Dẫn quy định của Ban bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, “không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi”, ông Hương cho rằng việc làm trên của cựu Bộ trưởng đã “nêu gương xấu”.
vi-sao-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-de-nghi-canh-cao-2
Ông Trịnh Xuân Thanh (bìa phải) nhận hoa chúc mừng khi được HĐND tỉnh Hậu Giang bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Báo Hậu Giang
Cũng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra, ông Vũ Huy Hoàng thực hiện không đúng quy định của Đảng và Nhà nước trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ các chức vụ quan trọng tại Bộ Công thương.
Ngày 19/5/2013, ông Trịnh Xuân Thanh rời Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sau gần 5 năm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại doanh nghiệp này. Cơ quan chức năng xác định PVC thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng giai đoạn 2011-2013, tuy nhiên “quan lộ” của ông Trịnh Xuân Thanh lại thuận lợi ở Bộ Công thương.
Ngày 30/9/2013, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm ông Thanh làm Phó chánh văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
Ngày 11/3/2014, Chánh văn phòng Bộ Công Thương Đào Minh Hải được điều động sang giữ chức Vụ trưởng - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ. Cùng thời điểm, ông Thanh nhận quyết định tạm thời phụ trách công việc chung của Văn phòng.
Ngày 24/2/2015, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Thanh giữ chức Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ.
Ngày 13/5/2015, HĐND tỉnh Hậu Giang tổ chức kỳ họp bất thường, bầu bổ sung chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 với ông Trịnh Xuân Thanh.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu, dù biết ông Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng ông Vũ Huy Hoàng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang thuyên chuyển ông Thanh về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016...
Ông Vũ Huy Hoàng đã “báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh”.
Cũng theo cơ quan này, ông Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng với ông Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vi-sao-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-de-nghi-canh-cao-3489225.html?utm_source=detail&utm_medium=box_mostview&utm_campaign=boxtracking
Hoài Thu - Võ Thành

Tập đoàn Mai Linh đã qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước thế nào?


Tập đoàn Mai Linh đã qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước thế nào?

Theo số liệu từ công ty kiểm toán, tính đến cuối tháng 12/2015, Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã âm 911 tỷ đồng và tiếp tục lỗ lớn vì toàn bộ dòng tiền vay nợ của MLG hiện nay chỉ là nợ ngắn hạn...
Do đó, áp lực trả nợ sẽ khiến mọi thuyết trình hoặc viễn cảnh kế hoạch kinh doanh của Ban Tổng giám đốc MLG đã bị kiểm toán Deloitte ngao ngán kết luận rằng “nghi ngờ” bởi không thể tin nổi nó là sự thật?!
Những viễn cảnh mơ hồ
Thời gian gần đây, ông Hồ Huy với tư cách là người đứng đầu Công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc (MLMB) đã chỉ đạo Bộ phận tài chính liên tục “chạy vạy” khắp nơi để vay vốn, huy động vốn và vẽ ra viễn cảnh “mơ hồ” rằng MLMB sẽ phát triển nếu tiếp tục được vay vốn “lưu động” với lãi suất cao để rút vốn “cứu” MLG. Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng đã cảnh giác và dè dặt với động thái này của MLMB, điển hình là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã buộc phải ra văn bản cảnh báo toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn khi MLG đã bị Kiểm toán Deloitte cảnh báo kết luận không an toàn.
Trao đổi với PV, một cổ đông lớn của MLMB bày tỏ, Chủ tịch HĐQT của MLG-ông Hồ Huy đã gửi văn bản số 52/HĐQT-CV ngày 17/9/2016 đưa ra các nội dung hoàn toàn không chính xác cho các ngân hàng. Trước khi tha thiết đề nghị các ngân hàng cho MLMB vay vốn, ông Hồ Huy đã tuyên bố MLG có khả năng để trả nợ cho MLMB từ nguồn thu tiền thương hiệu từ các công ty, trong đó có MLMB. Nhưng đến nay, MLMB có quyền đòi nợ MLG lên đến hơn 600 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ của MLMB (theo nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của MLMB vào 6/4/2007, thì vốn điều lệ của công ty này là hơn 486 tỷ đồng). Tuy nhiên, MLG vẫn chưa hề có động thái trả nợ MLMB.
“Như vậy, MLMB cần gì phải vay nợ các ngân hàng khi chỉ cần đi đòi vốn từ MLG là được rồi. Trong sự việc này, rõ ràng ông Hồ Huy đã không trung thực với hơn 1.700 cổ đông của MLMB. Ông Huy không phân định rạch ròi giữa quyền lợi của MLMB và MLG. Việc đi kêu gọi các ngân hàng cho MLMB vay vốn chứng minh động cơ của ông Hồ Huy là huy động vốn với mục tiêu cuối cùng là điều chuyển vốn trái quy định về MLG. Bởi lẽ, MLG không còn khả năng huy động vốn nữa. Đã có rất nhiều cổ đông làm đơn gửi các ngân hàng cảnh báo rủi ro về việc ông Hồ Huy chạy vạy vay vốn. Chúng tôi và nhiều cổ đông khác đứng ngồi không yên ....”, vị cổ đông này phân tích.
Việc ông Hồ Huy tự vẽ bức tranh hão huyền về viễn cảnh “màu hồng” có lẽ không có gì lạ nhưng MLG là một công ty đại chúng lớn, với bộ máy quản lý hùng hậu (riêng Ban tổng giám đốc của MLG trong năm 2015 hưởng các khoản thu nhập hơn 10 tỷ đồng) đã ở đâu khi người đại diện MLG tuyên bố MLG tiếp tục có quyền thu phí thương hiệu của MLMB khi chính MLG ký thỏa thuận góp vốn bằng thương hiệu và xuất hóa đơn để đối trừ nghĩa vụ góp vốn (như đã nêu ở trên – PV)? Không hiểu “vở tuồng” đang thống nhất “thu phí thương hiệu” của gần 5.000 xe của MLMB với mức phí 12.000.000 đồng/xe/năm để tính lại việc thu phí từ năm 2007 đến nay (khoảng 10 năm) sẽ khoảng 500 tỷ tiếp diễn thế nào?
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra, từ 2010, MLG luôn bết bát, giá trị thương hiệu bị tổn thất rất nhiều do phải đối mặt với nguy cơ phá sản thường trực do thua lỗ triền miên vì quản trị yếu kém và đầu tư ngoài ngành. Tuy nhiên, dựa vào đâu mà MLG và ông Hồ Huy lại có thể “tự” đánh giá cái giá trị thương hiệu của họ để áp đặt thu 12 triệu đồng/xe/năm của toàn bộ xe taxi của MLMB? Và cũng không hiểu “bấu víu” vào đâu mà ông Hồ Huy tự hào tuyên bố với các ngân hàng rằng MLG sẽ xoá sạch nợ đã chiếm dụng từ thu hộ thẻ MCC của MLMB trong nhiều năm qua?
Một cổ đông bức xúc đặt câu hỏi: “Liệu bộ KH&ĐT, sở KH&ĐT Hà Nội, UBCK Nhà nước có vào cuộc thanh tra việc góp vốn bằng cái gọi là giá trị thương hiệu của MLG tại MLMB, trong khi hàng ngàn cổ đông của công ty đang lo lắng như ngồi trên đống lửa?”.
Cơ quan chức năng nói gì?
Trong quá trình thực hiện bài viết, PV cũng tìm hiểu về việc định giá thương hiệu như thế nào. Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai). Phương pháp “kinh tế” do Interbrand đề ra năm 1988 và đã trở thành hệ phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên toàn thế giới. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của marketing và tài chính.
Ở khía cạnh marketing, người ta quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của thương hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Đầu tiên thương hiệu giúp khơi dậy nhu cầu cần mua ở người tiêu dùng – người tiêu dùng ở đây có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tập đoàn. Nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện thông qua doanh thu dựa trên số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Thứ hai, thương hiệu thu hút được lòng trung thành của người tiêu dùng trong dài hạn.
Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu chính là giá trị quy về hiện tại của thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu.
Liên quan đến việc lập lờ trong việc góp vốn bằng “thương hiệu”, PV báo ĐS&PL đã liên hệ với ông Lê Tuấn Linh- Phó Chánh văn phòng sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội và nhận được câu trả lời: “Chúng tôi tiếp nhận công văn của Báo và sẽ giao phòng Đăng ký Kinh doanh số 2 trích xuất hồ sơ, cung cấp thông tin chính xác đến quý Báo”.
Cũng theo ông Linh, về nguyên tắc khi góp vốn liên doanh liên kết bằng thương hiệu hay tiền mặt thì các bên tự thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng theo cam kết.
Trao đổi với PV, đại diện phòng Đăng ký kinh doanh số 2 cho hay, đầu tuần tới sẽ cung cấp hồ sơ đầy đủ về hồ sơ vốn góp, đăng ký kinh doanh của công ty CP Mai Linh Miền Bắc (MLMB) để đưa ra thông tin chính xác nhất và giải đáp những thắc mắc về việc có hay không sự lập lờ góp vốn bằng “thương hiệu” hay tiền mặt.
Một chuyên gia kinh tế, thạc sỹ luật cho hay, việc sử dụng ‘thương hiệu” như là một sự “bảo lãnh” cho các công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp và có mối quan hệ để nhận được những đơn hàng từ những tên tuổi này.
Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và công văn số 21414 do bộ Tài chính ban hành năm 2005, thương hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp thì không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình vì ba lý do. Thứ nhất loại thương hiệu này không phải là nguồn lực có thể xác định được; thứ hai, loại thương hiệu này không được đánh giá một cách đáng tin cậy và thứ ba, doanh nghiệp không thể kiểm soát được loại thương hiệu này.
Đồng thời, hiện nay cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Thông tư số 203 ngày 20/10/2009 của bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định cũng chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên cũng chưa có cơ sở hạch toán. Vì vậy, trong khi Nhà nước chưa hướng dẫn cơ chế tài chính, các công ty không được phép sử dụng thương hiệu để góp vốn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
http://giadinhphapluat.vn/tap-doan-mai-linh-da-qua-mat-co-quan-quan-ly-nha-nuoc-the-nao-p42117.html
Nhóm Phóng Viên/ĐS&PL