Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống

Thứ  Tư- 30/11/2016 -16:40

Bị cáo Nguyễn Văn Bổng tại phiên tòa hôm nay /// Ảnh Phạm Đức
Bị cáo Nguyễn Văn Bổng tại phiên tòa hôm nay
Sáng 30.11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và 6 bị cáo khác trong vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên chủ tịch huyện và các thuộc cấp hầu tòa

Nguyên chủ tịch huyện hầu tòa vì gây thất thoát hơn 10 tỉ đồng

Nguyên chủ tịch, phó chủ tịch huyện kêu oan


Bị cáo Bổng và 6 bị cáo khác nguyên là thuộc cấp, bị cáo buộc trong các năm 2008 - 2009, khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Formosa Hà Tĩnh, đã cố ý hợp thức hóa 72,78 ha đất công do UBND 2 xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành “đất tranh chấp” thuộc đất nông nghiệp.
Các bị cáo đã khai khống các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của nhà nước, gây thất thoát trên 10,4 tỉ đồng.  
Tại phiên xét xử sáng 30.11, trong khi 5 bị cáo là thuộc cấp đều thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng, thì bị cáo Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và bị cáo Phạm Huy Tường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện tiếp tục kêu oan vì cho rằng bản thân không tư túi số tiền gây thất thoát.
“Tôi chỉ chấp hành mệnh lệnh cấp trên"
Trước vành móng ngựa, bị cáo Phạm Huy Tường thừa nhận là người trực tiếp ký các văn bản áp giá bồi thường. “Bị cáo cũng không nhớ đã ký bao nhiêu hồ sơ nhưng riêng đất nông nghiệp là hơn 10.000 hồ sơ”, bị cáo Tường nói, nhưng cho rằng bản thân là "nạn nhân của việc điều hành, chỉ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên”. 
‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống - ảnh 1
Bị cáo Phạm Huy Tường cho rằng mình bị truy tố sai tội danhẢNH PHẠM ĐỨC
Tiếp tục kêu oan, bị cáo Tường cho rằng tội danh bị truy tố trong cáo trạng là không đúng. “Bị cáo biết việc ký văn bản áp giá khi chưa có văn bản kiểm kê là sai. Nhưng do áp lực tiến độ chỉ trong 4 ngày phải hoàn thành nên không có điều kiện kiểm tra lại các hồ sơ. Anh Bổng nói ký nên tôi nhắm mắt ký theo sự chỉ đạo”.
Vì áp lực tiến độ nên sai phạm?
Sau phần xét hỏi của Hội đồng xét xử, luật sư Lý Thắng Cảnh, Văn phòng Luật sư Lý Pháp Đình thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội hỏi bị cáo Nguyễn Văn Bổng: “Trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bị cáo có động cơ và mục đích gì dẫn đến sự việc ngày hôm nay?”.
Bị cáo Bổng trả lời: “Không có động cơ và mục đích cá nhân. Tất cả vì động cơ, mục đích của tỉnh là làm sao phải giải phóng mặt bằng nhanh, bàn giao đúng tiến độ đã cam kết với nhà đầu tư dự án Formosa. Chỉ vì áp lực tiến độ, tôi là người lãnh đạo quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình nên mới gây ra hậu quả sai phạm”.
Trả lời câu hỏi của luật sư về số tiền hơn 10,4 tỉ đồng hiện đang ở đâu, bị cáo Bổng cho biết toàn bộ số tiền này đã được chi trả 100% cho các hộ dân.
“Sau khi cơ quan hữu trách khởi tố vụ án, bị cáo có gặp bà con để vận động thu hồi lại số tiền hỗ trợ sai để trả lại cho ngân sách nhà nước không?, luật sư Cảnh hỏi tiếp.
Bị cáo Bổng: “Vì người dân đã mất hết tư liệu sản xuất là đất đai, nhà cửa; đã di dời lên khu tái định cư, cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Vì thế tôi khẳng định là không thể thu hồi lại được nên bản thân không trực tiếp xuống vận động người dân trả lại tiền đền bù".
‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

7 'quan huyện' Kỳ Anh hầu tòa
Khi thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng làm dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, nhóm cán bộ huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 10,4 tỉ đồng.
                                                                                      Phạm Đức-Thanh Niên Online
http://thanhnien.vn/thoi-su/quan-huyen-nham-mat-ky-hang-loat-ho-so-boi-thuong-khong-769960.html

Người dân tìm được hiện vật nghi là ấn tín của vua

17:10 | 30/11/2016 GMT+7

Trong lúc hái rau má ở trang trại của gia đình, một nông dân Nghệ An tìm được hiện vật kim loại có khắc chữ Hán và hình 9 đầu rồng.

nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua
Mặt trước của hiện vật có hình đầu rồng. Ảnh: Phòng văn hóa.
Chiều 26/11, bà Nguyễn Thị Khương ở xóm 5 xã Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) đi hái rau má ở trang trại của gia đình thuộc xóm 5. Trong lúc hái rau, bà Khương dẫm trúng hố đất, bên dưới có hiện vật lạ bằng kim loại.
Nghi là hiện vật có giá trị, bà Khương gói áo mang về nhà cất giấu. Ngày 28/11, con trai bà Khương chụp hình hiện vật đăng lên Facebook, nhiều người dân biết nên kéo đến xem.
Hiện vật hình giống ấn tín, có 9 đầu rồng, nặng 1,6 kg, làm bằng kim loại màu đen, mặt dưới và mặt bên đều có chữ Hán.
nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua-1
Mặt bên của hiện vật. Ảnh: Phòng văn hóa.
Tới xem hiện vật, ông Nguyễn Đình Dương, Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Nghi Lộc, cho biết nội dung dòng chữ phần thân là “Cửu Long Kim Tỷ” (ấn tín chín rồng), dòng chữ phía dưới là “Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo” (loại ấn để phong Thái Tử của triều Mãn Thanh – Trung Quốc).
UBND xã Nghi Lâm và Phòng Văn hóa huyện Nghi Lộc sau đó đã lập biên bản niêm phong hiện vật, đưa về trụ sở xã.
Chiều nay, một hội nghị với sự tham dự của Bảo tàng Nghệ An, UBND, Phòng Văn hóa huyện Nghi Lộc và người nhặt được hiện vật được tổ chức nhằm thống nhất cách xử lý cho phù hợp với Luật di sản văn hóa.
nguoi-dan-dao-duoc-hien-vat-nghi-la-an-tin-cua-vua-2
Dưới đế hiện vật có dòng chữ Hán. Ảnh: Phòng văn hóa.
Nguồn: 

‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống

‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống

Bị cáo Nguyễn Văn Bổng tại phiên tòa hôm nay /// Ảnh Phạm Đức

Bị cáo Nguyễn Văn Bổng tại phiên tòa hôm nay
Sáng 30.11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và 6 bị cáo khác trong vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Bổng và 6 bị cáo khác nguyên là thuộc cấp, bị cáo buộc trong các năm 2008 - 2009, khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Formosa Hà Tĩnh, đã cố ý hợp thức hóa 72,78 ha đất công do UBND 2 xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành “đất tranh chấp” thuộc đất nông nghiệp.
Các bị cáo đã khai khống các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của nhà nước, gây thất thoát trên 10,4 tỉ đồng.  
Tại phiên xét xử sáng 30.11, trong khi 5 bị cáo là thuộc cấp đều thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng, thì bị cáo Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh và bị cáo Phạm Huy Tường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện tiếp tục kêu oan vì cho rằng bản thân không tư túi số tiền gây thất thoát.
“Tôi chỉ chấp hành mệnh lệnh cấp trên"
Trước vành móng ngựa, bị cáo Phạm Huy Tường thừa nhận là người trực tiếp ký các văn bản áp giá bồi thường. “Bị cáo cũng không nhớ đã ký bao nhiêu hồ sơ nhưng riêng đất nông nghiệp là hơn 10.000 hồ sơ”, bị cáo Tường nói, nhưng cho rằng bản thân là "nạn nhân của việc điều hành, chỉ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên”. 
‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống - ảnh 1
Bị cáo Phạm Huy Tường cho rằng mình bị truy tố sai tội danhẢNH PHẠM ĐỨC
Tiếp tục kêu oan, bị cáo Tường cho rằng tội danh bị truy tố trong cáo trạng là không đúng. “Bị cáo biết việc ký văn bản áp giá khi chưa có văn bản kiểm kê là sai. Nhưng do áp lực tiến độ chỉ trong 4 ngày phải hoàn thành nên không có điều kiện kiểm tra lại các hồ sơ. Anh Bổng nói ký nên tôi nhắm mắt ký theo sự chỉ đạo”.
Vì áp lực tiến độ nên sai phạm?
Sau phần xét hỏi của Hội đồng xét xử, luật sư Lý Thắng Cảnh, Văn phòng Luật sư Lý Pháp Đình thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội hỏi bị cáo Nguyễn Văn Bổng: “Trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bị cáo có động cơ và mục đích gì dẫn đến sự việc ngày hôm nay?”.
Bị cáo Bổng trả lời: “Không có động cơ và mục đích cá nhân. Tất cả vì động cơ, mục đích của tỉnh là làm sao phải giải phóng mặt bằng nhanh, bàn giao đúng tiến độ đã cam kết với nhà đầu tư dự án Formosa. Chỉ vì áp lực tiến độ, tôi là người lãnh đạo quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình nên mới gây ra hậu quả sai phạm”.
Trả lời câu hỏi của luật sư về số tiền hơn 10,4 tỉ đồng hiện đang ở đâu, bị cáo Bổng cho biết toàn bộ số tiền này đã được chi trả 100% cho các hộ dân.
“Sau khi cơ quan hữu trách khởi tố vụ án, bị cáo có gặp bà con để vận động thu hồi lại số tiền hỗ trợ sai để trả lại cho ngân sách nhà nước không?, luật sư Cảnh hỏi tiếp.
Bị cáo Bổng: “Vì người dân đã mất hết tư liệu sản xuất là đất đai, nhà cửa; đã di dời lên khu tái định cư, cuộc sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Vì thế tôi khẳng định là không thể thu hồi lại được nên bản thân không trực tiếp xuống vận động người dân trả lại tiền đền bù".
‘Quan huyện’ nhắm mắt ký hàng loạt hồ sơ bồi thường khống - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

7 'quan huyện' Kỳ Anh hầu tòa
Khi thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng làm dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, nhóm cán bộ huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 10,4 tỉ đồng
              Thanh Niên Online                                                                             Phạm Đức

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Lực lượng công an đang quyết liệt bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Cường | 

Lực lượng công an đang quyết liệt bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh
Khung cảnh buổi làm việc.

Chiều ngày 27/11 Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM tiếp tục tiếp xúc với cử tri Quận 1, 4. Tại buổi làm việc, các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi thẳng thắn, đề cập trực tiếp tới những vấn đề xã hội đang quan tâm.

Trong phần nêu ý kiến, nữ cử tri Nguyễn Phạm Như Hậu đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh trốn đi nước ngoài và gần đây sự việc của ông Vũ Đình Duy cũng có nhiều dấu hiệu tương tự.
“Chúng ta cần thiết lập lại kỷ cương phép nước, kiểm tra và xử lý nhanh chóng các hành vi tham nhũng, không nhân lượng, nể nang ngay cả với các cán bộ cấp cao, đương chức, không bao che sai phạm. Như vậy nhân dân mới tin tưởng vào chính sách của Nhà nước” – cử tri Hậu nói.
Trả lời câu hỏi này sau đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho biết đối với vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo và những tập thể, cá nhân liên quan đang bị xử lý đúng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
“Sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế. Hiện các cơ quan chức năng, lực lượng công an đang hết sức quyết liệt để bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về nước” – ông Đinh La Thăng cho biết.
Về phòng chống tham nhũng, ông Đinh La Thăng tiếp tục nhấn mạnh “Đảng và Chính phủ coi đây là vấn đề lớn, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, sự phát triển của đất nước”.
“Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, diễn ra trong nội bộ, liên quan đến những người có chức quyền. Chính vì vậy Đảng đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu.
Trong công tác đã đạt được kết quả nhưng phải làm quyết liệt hơn, quyết tâm cao hơn, nhưng kiên trì, không nóng vội và cảnh giác với các thế lực thù địch, lợi dụng việc này để thổi phòng mặt xấu, phá hoại nhà nước, phá hại khối đại đoàn kết dân tộc”.
“Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu đang tích cực chỉ đạo xử lý những vụ án điểm để từ nay đến hết Quý 1/2017 phải xử lý xong dứt điểm 8 vụ án tham nhũng” – ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Lực lượng công an đang quyết liệt bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh - Ảnh 2.
Ông Đinh La Thăng gặp gỡ cử tri trước buổi làm việc.
Về những ý kiến bày tỏ lo lắng khi Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhưng lại tập trung phát triển nhiệt điện để thay thế, ông Đinh La Thăng thẳng thắn nêu quan đểm:
“Bây giờ làm thủy điện thì chúng ta bảo gây tác động xấu đến môi trường nên không làm! Nhiệt điện bà con cũng bảo không làm! Thế thì chúng ta sử dụng điện gì? Vấn đề là chúng ta sử dụng công nghệ làm sao để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động đến môi trường.
Còn điện hạt nhân là chúng ta tạm dừng chứ không phải không làm. Còn bao giờ làm thì Quốc hội khi đó, con cháu chúng ta khi đó sẽ quyết định”.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Đinh La Thăng cho hay: “Chúng ta luôn quán triệt quan điểm kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng phải giữ vững được môi trường để phát triển, giải quyết tranh chấp trên cơ sở Công ước về Luật Biển năm 1982.
Khi cần, chúng ta với truyền thống thì một tấc cũng không để mất, và cùng các giải pháp hoà bình để gìn giữ, Đảng, Nhà nước cũng đang xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ, chính quy hiện đại”.
Trước những kiến nghị của cử tri về các vấn đề bức xúc hiện nay của TP. HCM, ông Đinh La Thăng nói: “Dù ngân sách khó khăn nhưng TP đang kêu gọi đầu tư để xử lý tình trạng kẹt xe và ngập nước, hai vấn đề này cũng được coi là trọng điểm cần làm trong năm 2017.
Tuy nhiên TP có 13 triệu dân mà xử lý triệt để ùn tắc giao thông là rất thách thức. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình nhưng mong cử tri chia sẻ, cùng chung sức với TP”.
“Chúng tôi đánh giá cao chất lượng của kỳ họp Quốc hội vừa qua. Các đại biểu chất vấn không né tránh, không ngại va chạm nhờ vậy Chính phủ thấy rõ những trách nhiệm của mình.
Việc các ĐBQH tranh luận cũng rất hay, như vậy sẽ giúp các thành viên có trách nhiệm trước dân. Tuy nhiên hiện trong bổ nhiệm còn thói quen mang họ hàng, bà con vào công việc, gây nên các ứng xử nể nang.
Như vụ của ông Vũ Huy Hoàng, tại sao trong thời gian đương chức, Quốc hội không giám sát?” – cử tri Nguyễn Thị Nguyệt.
theo Infonet

http://soha.vn/luc-luong-cong-an-dang-quyet-liet-bat-bang-duoc-trinh-xuan-thanh-20161128094739629.htm

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Chủ tịch Việt Nam Arrives trong Cuba thăm chính thức

 .


Chủ tịch Việt Nam, Trần Đại Quang, đã đến Cuba ngày hôm nay, để thực hiện một chuyến thăm chính thức, sẽ kết thúc vào thứ Năm tới

escambray ngày hôm nay, nam chủ tịch viet, cuba, salvador Valdes mesa
Trần Đại Quang đã nhận được tại sân bay quốc tế Jose Marti do Phó Chủ tịch Cuba Salvador Valdes. (Ảnh: ACN)






Chủ tịch Việt Nam đã nhan được tại sân bay quốc tế Jose Marti do Phó Chủ tịch Cuba Salvador Valdes và nắm lấy cơ hội để ca ngợi mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước.
Theo các cơ quan chức ngoại giao Cuba, trong chuyến thăm của ông Trần Đại Quang sẽ đáp ứng với Cuba Chủ tịch Raul Castro của mình và sẽ thực hiện một chương trình rộng lớn của các hoạt động. Ngoài ra, Chủ tịch Việt Nam sẽ nhận được đặt hàng của Jose Marti, vinh dự cao nhất do Hội đồng Cuba của Nhà nước.
Việt Nam và Cuba duy trì các mối quan hệ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, xây dựng, thương mại và giáo dục. Ngoài ra, các đoàn đại biểu của hai nước tiến hành trao đổi định kỳ nhằm củng cố và mở rộng quan hệ song phương.
Quan hệ giữa hai nước cũng được đánh dấu bởi sự hỗ trợ lẫn nhau. Việt Nam và Cuba duy trì vị trí phổ biến trong các diễn đàn đa phương khác nhau và tại Liên Hợp Quốc

http://en.escambray.cu/2016/president-of-vietnam-arrives-in-cuba-for-official-visit/

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Liên minh Mỹ - Nhật - Australia trước cơn khủng hoảng

Thứ Bảy, 19/11/2016 - 12:07

Với Mỹ, Nhật Bản là yếu tố an ninh quan trọng trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này khởi đầu mạnh mẽ vào giữa những năm 1990 và ngày nay được coi là mối quan hệ trọng yếu của Mỹ, trong bối cảnh an ninh khu vực ngày càng nhiều yếu tố thách thức vị trí lâu nay của Mỹ.
Nhật Bản đánh dấu bước phát triển đáng kể trong quan hệ với Mỹ sau khi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy cải cách chính sách quốc phòng vào năm ngoái để gia tăng tham gia hoạt động quân sự cùng các đồng minh.
Ngoài liên minh Mỹ - Nhật, Tokyo có quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Canberra. Quan hệ Nhật Bản - Australia đã được chính thức hóa kể từ khi ký kết Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh năm 2007 và hiện nay được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt, với phạm vi hợp tác mở rộng.
Khuôn khổ hợp tác ba bên Nhật - Mỹ - Australia bắt đầu hình thành năm 2002, trong nỗ lực tăng cường sức mạnh đồng minh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và trong bối cảnh Đông Á phải đối mặt với "thế lực" là Trung Quốc.
Theo Viện nghiên cứu Lowy, Australia, Nhật Bản, Mỹ chia sẻ quan điểm về tầm nhìn chiến lược chung và nhiều vấn đề khu vực, như tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, thúc đẩy giải pháp hòa bình trong xung đột trên biển, bảo vệ tự do hàng hải...
Trang tin Cogitasia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Mỹ cho rằng có thể đánh giá quan hệ ba bên này qua hợp tác quốc phòng giữa ba nước, tập trung vào việc phát triển khả năng phòng thủ chung nhằm tăng cường khả năng tương tác của quân đội: chẳng hạn như cuộc tập trận Cope North, ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ…
Mạng tin Wsws dẫn lời giới phân tích xác định vai trò của Australia “là cơ sở hậu cần sống còn và cầu nối quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, còn liên minh quân sự giữa Australia và Nhật Bản “là hai quốc gia được mô tả như cực Bắc và cực Nam trong liên minh của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương”.
Về tầm ảnh hưởng của quan hệ tay ba này, tờ Sydney Morning Herald của Australia dẫn chứng: hết Malaysia, đến Singapore và Philippines, các quốc gia Đông Nam Á đang chuyển hướng sang Australia để tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn trong bối cảnh an ninh khu vực hiện nay. Mới đây, Nhật Bản và Philippines cũng đã ký kết hiệp ước thiết lập khuôn khổ hợp tác mới, cho phép Nhật Bản cung cấp cho Philippines công nghệ và thiết bị quốc phòng.
“Tokyo, Washington và Canberra đang hợp tác chặt chẽ để tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh cho các nước ASEAN”, trang Policy Forum của Đại học Australia viết.
Đối mặt với thời kỳ “khủng hoảng”
Vài tháng trở lại đây là khoảng thời gian “khủng hoảng” đối với Mỹ trong quan hệ quân sự lâu năm với các nước trong khu vực như Philippines, Thái Lan hay Malaysia.
Đây cũng là khoảng thời gian làm đau đầu những chuyên gia an ninh Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ, trước viễn cảnh Mỹ rút khỏi châu Á để "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" - như Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố trong chiến dịch tranh cử.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ leo thang. (Ảnh minh họa: Reuters)
Về phần Australia, nước được coi là đồng minh quân sự với Mỹ nhưng lại là đối tác kinh tế lớn của Trung Quốc, đang đối mặt với lựa chọn khó khăn. Nguyên do là việc tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ có nguy cơ dẫn đến cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ leo thang. “Sẽ bất lợi cho Australia khi có thể khiến một hoặc cả hai "đối tác" không hài lòng”, East Asia Forum viết.
Ngày 10/11, cựu Thủ tướng Australia Paul Keating kêu gọi nước này thực hiện chính sách đối ngoại “cân bằng và độc lập hơn”, đặc biệt là hướng tới Trung Quốc và Indonesia, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, theo trang Wsws, một ngày trước đó, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull là nhà lãnh đạo thế giới thứ hai được ông Trump tiếp chuyện qua điện thoại. Hai bên đã khẳng định mối quan hệ đồng minh mạnh mẽ và thân thiết giữa Australia với Mỹ tiếp tục được duy trì.
Trong khi đó, cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Tổng thống đắc cử Trump hôm 17/11 được cho là sẽ “đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình đàm phán nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Tokyo trong việc đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Á”.
“Hợp tác an ninh ba bên Mỹ - Nhật - Australia sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới”, Policy Forum của Đại học Australia viết. “Nếu ba bên cam kết duy trì các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, Washington, Tokyo và Canberra có thể tiếp tục định hình trật tự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực”, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở đặt tại Mỹ nhận định.
Tuệ An
Tổng hợp
http://dantri.com.vn/the-gioi/lien-minh-my-nhat-australia-truoc-con-khung-hoang-20161119115642151.htm

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Sao chép, ăn cắp ý tưởng sao vẫn thành tiến sĩ?

Sao chép, ăn cắp ý tưởng sao vẫn thành tiến sĩ?

Thứ Năm, ngày 10/11/2016 13:59 PM (GMT+7)
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước nhận định, hiện vẫn còn vấn đề “đạo văn” trong nghiên cứu, ăn cắp ý tưởng của người khác.
Tin liên quan


Sao chép, ăn cắp ý tưởng sao vẫn thành tiến sĩ? - 1
Bộ GD-ĐT và các nhà khoa học tọa đàm để mổ xẻ vấn đề đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam.

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và cho rằng, đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang “lạm phát”. Nhiều tiến sĩ nhưng trình độ không đúng tầm, đào tạo nhưng không dùng được.
Trước tình hình này, ngày 10/11, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” nhằm thăm dò, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục tiến tới điều chỉnh quy định liên quan tới bậc học này.
Đang chạy theo số lượng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định: “Hiện vẫn có cơ sở đào tạo chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng. Nhiều nơi chất lượng đào tạo tiến sĩ chưa đạt”.
Theo ông Ga, tiến sĩ phải nghiên cứu, có khả năng “sản sinh” ra tri thức mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu. Ngoài ra, người hướng dẫn do hướng dẫn nhiều nên chất lượng chưa đảm bảo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng thừa nhận vẫn có những luận án chưa có chất lượng, chưa đạt yêu cầu.
Theo GS Đức, quy mô đào tạo tiến sĩ quá nhiều. Điều này dẫn tới việc đào tạo không đảm bảo chất lượng. Ngay ở ĐHQG HN có gần một ngàn nghiên cứu sinh thì lĩnh vực khoa học xã hội chiếm 648, điều này cũng cần phải suy nghĩ.
Cũng theo GS Đức, chất lượng đào tạo và trách nhiệm của cơ quan quản lý. Nhiều cơ sở đào tạo chưa nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, lỏng lẻo trong quản lý và thẩm định đề tài, luận án dẫn tới tình trạng có những luận án tiến sĩ chưa đạt.
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước  nhận định, hiện vẫn còn vấn đề  “đạo văn” trong nghiên cứu, ăn cắp ý tưởng của người khác.
“Nếu luận văn sao chép, ăn cắp ý tưởng thì làm sao thành tiến sĩ”, GS Nhung bày tỏ.
Vì thế, theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, để chống nạn “ăn cắp” ý tưởng, cách tốt nhất nên tận dụng cách làm của thế giới, yêu cầu tiến sĩ phải có bài báo công bố quốc tế. Bởi lẽ bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín sẽ phải trải qua những vòng phản biện rất chặt chẽ.
Trước thực trạng tiến sĩ quá đông như hiện nay, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước đề nghị, ngoài việc chia sẻ với lo lắng của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ, Bộ GD-ĐT nên cùng các cơ sở đào tạo có trách nhiệm giải thích rõ những bất cập hiện tại.
Sao chép, ăn cắp ý tưởng sao vẫn thành tiến sĩ? - 2
GS.TS KH Trần Văn Nhung (bên trái) và GS.TS KH Nguyễn Đình Đức (bên phải) thẳng thắn trao đổi những bất cập trong đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam.
Siết chất lượng đầu vào
PGS.TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, điều kiện tuyển sinh (tố chất nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ) cần đặt lên hàng đầu. Việc xem có tố chất hay không căn cứ vào các công trình khoa học của nghiên cứu sinh. Ngoài ra, có vững ngoại ngữ thì nghiên cứu sinh mới đọc tài liệu nước ngoài, hội nhập với thế giới.
Cũng theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, có điểm khác biệt trong đào tạo tiến sĩ hiện nay so với trước đây. Trước đây, đa số tiến sĩ của Việt Nam đều được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô. Còn hiện tại, tiến sĩ chủ yếu được đào tạo trong nước. Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chất lượng tương đương với các nước trên thế giới.
Trước ý kiến của các nhà khoa học, GS. TSKH Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT đang xem xét để xây dựng các tiêu chí cho phù hợp với khung trình độ tiến sĩ trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra.
“Bộ GD-ĐT hy vọng sẽ thỏa mãn được yêu cầu chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn, đầu vào nghiên cứu sinh sẽ phải cải thiện”, ông Ga nói.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trước đây vì quan niệm trình độ ngoại ngữ là điều kiện cho đầu ra nên đầu vào chúng ta đặt thấp. Bây giờ cần thay đổi quan điểm, nâng trình độ ngoại ngữ đủ để nghiên cứu sinh có thể đọc tài liệu nước ngoài phục vụ cho nghiên cứu, tham gia cọ xát trong môi trường học thuật quốc tế.
Ông Ga khẳng định, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi quy chế đào tạo tiến sĩ dựa trên ý kiến của dư luận và chất xám của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các nhà quản lý....

http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/sao-chep-an-cap-y-tuong-sao-van-thanh-tien-si-c216a832587.html

Giáo dục - du học - Lương 3 triệu, nhiều tiến sĩ bỏ việcLương 3 triệu, nhiều tiến sĩ bỏ việcNăm qua, không ít tiến sỹ đã chuyển ra ngoài làm việc cho các trường đại học và doanh nghiệp.
Giáo dục - du học - Vì sao tiến sĩ non kém, ra Hội đồng vẫn “thoát”?Vì sao tiến sĩ non kém, ra Hội đồng vẫn “thoát”?“Nếu Hội đồng chấm luận án tiến sĩ còn dính vào cơ chế phong bì thì còn chết, thà rằng nhà nước trả người hướng dẫn một khoản tiền lớn còn...
Giáo dục - du học - Bộ GD-ĐT sẽ rà soát chất lượng đào tạo tiến sĩBộ GD-ĐT sẽ rà soát chất lượng đào tạo tiến sĩBộ GD-ĐT sẽ rà soát, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước