Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Bắt đối tượng đăng tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước

18/12/2016  03:25 GMT+7

 Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hoá bắt quả tang một đối tượng thực hiện quản trị, đăng tải video có nội dung phản động, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
XEM CLIP:
 
Đối tượng được xác định là Nguyễn Danh Dũng (29 tuổi), trú tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa. 
Dũng là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube “ThienAn TV” đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và phát tán trên mạng Internet.
Tại thời điểm cơ quan chức năng Bộ Công an và Công an tỉnh Thanh Hoá ập vào bắt quả tang ngày 14/12, đối tượng này đang đăng tải các video có nội dung phản động.
Công an đã thu giữ tang vật gồm 2 máy tính xách tay, 2 điện thoại di động và nhiều tài liệu khác có liên quan.
Qua điều tra ban đầu, Nguyễn Danh Dũng đã thừa nhận hành vi sai phạm. 
Dũng khai khoảng tháng 10/2015, đối tượng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn”, “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com” để đăng tải các video clip xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bắt đối tượng đăng tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Đối tượng Nguyễn Danh Dũng
Thủ đoạn hoạt động của đối tượng là biên tập các video clip với lời bình là bài viết được Dũng thu thập từ trang mạng phản động hoặc sử dụng các video clip được thu thập từ các trang mạng xã hội; sau đó, biên tập lại nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện, điều chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để gây sự chú ý, thu hút được nhiều lượt người xem.
Kết quả điều tra ban đầu xác định đối tượng đã đăng hơn 700 video clip, thu hút hàng triệu lượt xem.
Ngày 16/12, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam 3 tháng đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại điều 258 bộ luật Hình sự để mở rộng điều tra và làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này.
Bắt đối tượng đăng tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Đại tá Dương Văn Tiến
Đại tá Dương Văn Tiến, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, trong quá trình phá án, lực lượng công an đã tập trung cao độ, huy động tối đa lực lượng và các phương tiện, đặc biệt là các chuyên gia giỏi để thu thập tài liệu chứng cứ, củng cố hành vi sai hạm của đối tượng do loại tội phạm này phải bắt quả tang mới xử lý được.
“Xin khuyến cáo nhân dân hết sức tỉnh táo trước những thông tin này vì đây là những thông tin, hình ảnh với nội dung xấu. Đồng thời người dân cần tích cực tố giác những hành vi, đối tượng có những hành động vi phạm như trên”, Đại tá Tiến nhấn mạnh.
Trang facebook Vịt Bầu gồm 3 đối tượng quản trị, một trong số này là Nguyễn Xuân Long.
Đối tượng bị bắt giữ nằm trong đường dây lô đề lớn nhất miền Tây cầm dao tấn công lực lượng công an, sau đó quay clip vu khống công an đánh người...
T.Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/bat-doi-tuong-dang-thong-tin-xuyen-tac-boi-nho-lanh-dao-347059.html

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'


 Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được?
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt trao đổi với VietNamNet xung quanh chuyện bổ nhiệm cán bộ. 
Mọi thứ đều đúng quy trình
Trong năm nổi lên nhiều vụ bổ nhiệm cán bộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là biến tướng của tham nhũng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng như ĐB Lê Thanh Vân cảnh báo. Vậy các quy định về phòng chống tham nhũng hiện nay đề cập vấn đề này thế nào?
Tất cả mọi thứ bây giờ đều đúng quy trình cả, không ai nói không đúng quy trình đâu. Người ta cũng bỏ phiếu từ trên xuống dưới đầy đủ, không có gì sai.
'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. (Ảnh: Thu Hằng)
Nhưng thực tế rất vô lý. Anh không phải bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng thì ai dám đề xuất con anh, cháu anh. 
Như tôi là con nông dân thì cấp dưới có dám đề xuất không. Bởi vì mác của ông thế rồi người ta mới đề xuất chứ. Người ta có chú ý đến người tài đâu mà chú ý đến cái mác của người đó để xem xét con cái, người thân của ông đó, bà đó để đề xuất.
Đúng quy trình nhưng quy trình áp với thực tiễn không đi vào cuộc sống, không đúng với thực tế, mục đích của Đảng về việc bổ nhiệm cán bộ có tài có đức thì phải xem lại quy trình đó có đúng không để cải tổ lại.
Quy trình là tập thể nhưng tập thể thì lại xảy ra chuyện tôi vì anh, anh vì tôi chứ không vì cái chung. Như Hải Dương 44/46 người làm lãnh đạo cả không thấy ai nhân viên cũng quy trình đúng cả thì đó là quy trình bậy.
Theo ông, việc bổ nhiệm như vậy có phải là biến tướng của tham nhũng nhưĐB Trương Trọng Nghĩa từng nói không?
- Để kết luận có tham nhũng hay không là một vấn đề phức tạp và khó. Bởi vì quá trình bổ nhiệm là do tập thể quyết định, người ta nói chỉ là một cá nhân, chỉ 1 phiếu thôi. 
Ai có thể kết luận được bí thư chỉ định việc bổ nhiệm này, không có. Vì từ dưới cơ sở giới thiệu lên cơ mà.
Thậm chí có ông bí thư bảo bổ nhiệm con tôi thì tôi mang tiếng lắm nhưng bên dưới cứ bảo con ông là việc con ông, chúng tôi giới thiệu người tài. Trong khi bây giờ đánh giá cán bộ tài hay không tài là cả vấn đề.
Nếu làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của những người này thì được nhưng cái này cũng rất khó khăn. Bởi, muốn quy kết có tham nhũng hay không phải chứng minh yếu tố vụ lợi.
Còn nếu không chứng minh được thì không thể nói tham nhũng được. Ở Tây thì chẳng cần chứng minh vụ lợi, tư lợi gì hết, làm cái này sai là sai, tham nhũng là tham nhũng. Còn mình cứ phải chứng minh yếu tố vụ lợi rất khó khăn.
Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch còn lâu người ta mới đề bạt con cháu ông. Con nông dân học giỏi đầy ra đấy tại sao không xin việc được. Đấy là vấn đề.
Ông Vũ Huy Hoàng phạm luật Phòng chống tham nhũng
Như trường hợp của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giới thiệu con trai để bổ nhiệm vào vị trí khá nhạy cảm trực thuộc bộ của ông quản lý là quá rõ?
'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'
UB Kiểm tra TƯ có gửi công văn hỏi ý kiến Thanh tra CP là hành vi của ông Vũ Huy Hoàng như vậy có vi phạm luật Phòng chống tham nhũng không. Tôi vừa ký văn bản trả lời là có vi phạm vào  quy định của luật Phòng chống tham nhũng.
Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng là không bổ nhiệm người thân vào những vị trí mà mình quản lý, phụ trách. Cho nên việc ông Hoàng bổ nhiệm con trai như vậy là vi phạm luật phòng chống tham nhũng.
Tuy ông Hoàng không quyết định bổ nhiệm trực tiếp mà do HĐQT Sabeco bầu nhưng ông Hoàng là thành viên ở đấy nhưng lại giới thiệu con trai cho HĐQT bầu là vi phạm.
Nhưng văn bản giới thiệu con ông Hoàng là do thứ trưởng Bộ Công thương trực tiếp ký, vậy có truy trách nhiệm ông ấy được không?
- Dù văn bản giới thiệu là thứ trưởng ký đi nữa thì ông ấy là Bộ trưởng, là người đứng đầu thì người khác ký ông vẫn phải chịu trách nhiệm. Và cũng bởi vì con ông thì HĐQT mới bầu chứ con ông Đạt sao người ta bầu được. Còn nếu để HĐQT Sabeco tự tìm người lại là chuyện khác.
Đây là trường hợp rất cụ thể. Con ruột của mình, mà mình lại làm quản lý có quyền chỉ đạo cả HĐQT cơ mà. Trường hợp này khác với ông bí thư chỉ được chỉ đạo về mặt chủ trương chứ không có quyền quyết định như ông bộ trưởng. Ở đây ông Hoàng giới thiệu bổ nhiệm con trong lĩnh vực kinh doanh do ông trực tiếp quản lý thì rõ quá rồi.
Trong thực tế có nhiều trường hợp cấp dưới đề nghị bổ nhiệm con cháu của cấp trên vào vị trí này vị trí nọ nhưng họ sẵn sàng bỏ, vì ngại mang tiếng. Như trường hợp con của Tổng bí thư có nhiều chỗ đề bạt nhưng Tổng bí thư có đồng ý đâu
                    Thu Hằng

Sau Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy, có bao nhiêu "sếp" doanh nghiệp lớn bị hạn chế xuất cảnh?


Thứ Năm, 15/12/2016 - 07:13

 Theo nguồn tin riêng của Dân trí, sau một loạt các trường hợp các lãnh đạo, cựu lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành dầu khí ra nước ngoài và ở lại bằng nhiều lý do khác nhau, Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm soát việc đi nước ngoài của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành. Số lượng cán bộ doanh nghiệp bị hạn chế xuất cảnh hiện nay không phải là con số nhỏ.


Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là bỏ trốn từ tháng 7/2016 và đến nay vẫn bặt vô âm tín
Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là bỏ trốn từ tháng 7/2016 và đến nay vẫn "bặt vô âm tín"
Từ khoảng một tháng gần đây, nguồn tin của Dân trí cho biết, Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty đi nước ngoài, công tác . Đồng thời, yêu cầu báo cáo về các trường hợp xin nghỉ ốm hay có những việc cá nhân bất thường.
"Lãnh đạo cũng có yêu cầu quản lý chặt hơn việc sử dụng hộ chiếu của lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn", nguồn tin này cho biết.
Đặc biệt với riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các nguồn tin từ Bộ Công Thương và từ Tập đoàn này cho biết, cơ quan chức năng đã gửi một danh sách yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn này kiểm tra, rà soát, theo dõi và có biện pháp quản lý việc xuất cảnh với một số lượng cán bộ lãnh đạo của PVN và các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn này.
Những cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nói trên được cho là có liên quan đến những vụ việc mà cơ quan chức năng đang kiểm tra làm rõ như tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), Công ty Hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PV-Tex)...với nhiều dự án liên quan như Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học EThanol Phú Thọ, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II...
Trả lời câu hỏi của Dân trí là có bao nhiêu cán bộ doanh nghiệp thuộc dạng này đang bị hạn chế, tên tuổi, chức danh, nguồn tin của Dân trí không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết, đó là con số khá lớn. "Không thể tiết lộ cụ thể nhưng số người được yêu cầu theo dõi, kiểm soát không dưới 100 người", nguồn tin của Dân trí cho biết.
Như Dân trí đã đưa tin, vừa qua đã có hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành Công Thương đã có đi nước ngoài với nhiều lý do khác nhau: Xin đi chữa bệnh, xin đi học...có người được phép, có người không được phép nhưng vẫn đi và "một đi không trở lại".

Ông Lê Chung Dũng, nguyên là Phó Tổng giám đốc PVC dưới thời ông Vũ Đức Thuận (đã bị khởi tố, bắt tạm giam)

Ông Lê Chung Dũng, nguyên là Phó Tổng giám đốc PVC dưới thời ông Vũ Đức Thuận (đã bị khởi tố, bắt tạm giam)
Gần đây nhất là ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc PV Power được xác định là lấy lý do nghỉ phép (đã được phép) đã đi ra nước ngoài từ 20/10/2016 đã ở lại nước ngoài với lý do theo học một khoá học lấy bằng MBA ở Singapore và không được phép của Tổng công ty, đã ở lại và hiện "không thể liên lạc được".
Một trường hợp khác, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh hồi tháng 9 vừa qua bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố do tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh cũng đã từng là Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) trước khi chuyển về Bộ Công Thương, liên tục được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ khác nhau rồi được thuyên chuyển về tỉnh Hậu Giang, làm đến chức Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

Theo chân một số sếp doanh nghiệp lớn trước đó, ông Vũ Đình Duy cũng được cho là đã cao chạy xa bay

Theo chân một số "sếp" doanh nghiệp lớn trước đó, ông Vũ Đình Duy cũng được cho là đã "cao chạy xa bay"
Trước đó nữa, năm 2012, ông Trịnh Xuân Thảo, cựu Giám đốc Công ty CP Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME) đã bỏ trốn sang Mỹ và hiện vẫn trong danh sách truy nã quốc tế của Bộ Công an.
Trong nhiều bản tin gần đây của Dân trí, đã có nhiều độc giả bức xúc, lên tiếng về tình trạng lãnh đạo doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn. Phần lớn các ý kiến bình luận gửi tới Dân trí đều đề nghị cơ quan chức năng siết chặt hơn nữa việc quản lý việc đi công tác nước ngoài của những lãnh đạo doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm để tránh tình trạng có người tham nhũng của công rồi trốn đi nước ngoài sống phè phỡn bằng đồng tiền tham nhũng được.
Trong những kiến nghị kiểm soát, hạn chế xuất cảnh, có cả những kiến nghị kiểm soát, hạn chế xuất cảnh đối với ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Biệt thự đứng tên sở hữu Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị yêu cầu ngừng giao dịch sau khi ông Thanh bỏ trốn
Biệt thự đứng tên sở hữu Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị yêu cầu ngừng giao dịch sau khi ông Thanh bỏ trốn
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, một số cá nhân có liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh vừa qua cũng bị hạn chế xuất cảnh để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan chức năng. Một số tài sản lớn của gia đình ông Thanh như căn biệt thự tuyệt đẹp trị giá khoảng 100 tỷ đồng trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), theo như lời lãnh đạo thị trấn Tam Đảo tiết lộ cho Dân trí, cũng được yêu cầu ngừng giao dịch làm giấy tờ sang nhượng trong thời điểm này.     

theo Dân trí

theo Dân trí

Mạnh Quân

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Ranh giới nào giữa biệt đãi nhân tài và ưu đãi "con ông cháu cha"?

Thứ ba, 13/12/2016 | 10:06 GMT+7

Một cá nhân được đặc cách tuyển dụng nhờ có năng lực thực sự, tài trí hơn người liệu có tránh được bị dư luận "soi xét" nếu bản thân họ xuất thân từ gia đình quyền lực?
Thời gian qua, có rất nhiều phân tích chỉ ra nguyên nhân nội tại của việc du học sinh tài năng "đi mãi, không về" hay một bộ phận lớn người trẻ không "mặn mà" làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, các phân tích cũng đề cập thẳng tới chế độ đãi ngộ chưa tương xứng và còn nhiều bất cập của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước đối với lớp người trẻ tuổi, tài năng này.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và thực hiện chính sách bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người tài được coi là công việc tối quan trọng, là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nắm bắt được yêu cầu cốt lõi đó, nhiều cơ quan, tổ chức đã quan tâm nhiều hơn tới việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao bằng nhiều hình thức "chiêu hiền, đãi sĩ" thông qua nhiều chế độ biệt đãi, ưu đãi. Theo đó, người tài có thể được hưởng đặc cách về hình thức tuyển dụng (có thể không cần thi tuyển); được hỗ trợ về nhà ở, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, chế độ lương hấp dẫn (cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cơ quan)...
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, khi bước vào công cuộc "hiện thực hóa" chủ trương "chiêu hiền, đãi sĩ", không ít cơ quan, tổ chức phải đối mặt với sự phán xét của dư luận về việc có hay không sự biệt đãi người tài hay đây chỉ là cách hợp thức hóa ưu đãi dành cho nhóm đối tượng "con ông cháu cha". Và do không có được sự phân định rõ ràng giữa hai vấn đề này nên tranh cãi kéo dài, kéo theo đó, một bộ phận người dân bị mất niềm tin trong việc tìm kiếm công bằng đối với những người tài năng thật sự.
Hình ảnh Ranh giới nào giữa biệt đãi nhân tài và ưu đãi con ông cháu cha? số 1
Sợi dây phân định giữa "nhân tài" và "con ông cháu cha" trong tuyển dụng còn nhiều mập mờ. Minh họa: Ngọc Diệp/Dân trí
Liên quan tới chủ đề được đề cập ở trên, cách đây không lâu, dư luận lùm xùm vụ việc một thanh niên trẻ được tuyển dụng làm tập sự thử việc mà không qua thi tuyển, và chỉ 18 tháng sau, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của một cơ quan khi vẫn đang du học ở nước ngoài. Trong khi đó, độ tuổi của thanh niên này mới chỉ kịp chạm đến con số 26. Hay như hồi tháng 6, dư luận cũng tập trung "chĩa mũi nhọn" vào một thanh niên trẻ khi người này được giao trọng trách đảm nhận nhiều vị trí quan trọng ở Bộ Công thương và được xếp vào ghế lãnh đạo của một công ty cổ phần có 90% vốn điều lệ thuộc Nhà nước.
Nếu những người trẻ tuổi trên thực sự chưa đủ tầm để có thể đảm nhận những trọng trách và chức vụ quan trọng thì quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng họ tất yếu cần phải được kiểm tra lại. Trong trường hợp này, những người không có thực tài lại được trọng dụng, biệt đãi sẽ khiến dư luận khó tránh khỏi nhận định "con ông cháu cha" hay nhân sự được đặc cách vì được thừa hưởng thành quả từ các mối quan hệ của người thân. Tuy nhiên, xét ngược lại, nếu những thanh niên trẻ này thuộc lớp người tài năng hiếm có, thì dư luận cũng cần rộng đường để những người như họ có cơ hội được thể hiện tài năng của mình, thông qua những đóng góp đối với cơ quan, tổ chức.
Thanh niên tuổi trẻ tài cao, bằng cấp đều trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, thông thạo tới vài ngoại ngữ và đều tốt nghiệp hàng xuất sắc ở các trường Đại học danh giá thì đấy đúng là nhân tài "hiếm có khó tìm". Do vậy, những cơ quan, tổ chức lựa chọn, chiêu mộ và trọng dụng được những người này là những tổ chức may mắn vì với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cộng với tài trí hơn người, những nhân tố mới này sẽ có những đóng góp không nhỏ với tổ chức trong tương lai. Và đối với những người tài năng, thì điều dư luận cần quan tâm nhất chính là việc họ hoàn toàn hội tụ đủ đức - tài để có thể đảm đương được vị trí công việc quan trọng. 
Những người đã có thực tài thì dẫu họ có là con em của lãnh đạo hay dân thường đều không phải là vấn đề đáng để đưa ra bàn tán, tranh cãi. Thế nhưng, thông thường, theo chiều xuôi của dư luận, nếu lớp người này xuất thân từ gia đình nghèo khó, là con em của những người "phó thường dân" thì dễ được đánh giá là nghị lực, có tố chất vượt trội, tài năng thiên bẩm và được coi là "điểm sáng" để nêu gương khi họ "tay không" mà có thể thẳng tiến trên đường quan lộ một cách mau chóng. Còn nếu lớp người đó là con em của các gia đình quan chức, thì không khó để dư luận đưa ra nhận định "lại con cháu các cụ cả!". Tuy nhiên, thiết nghĩ, trong trường hợp này, nếu họ là con em lãnh đạo thì lại càng nên khuyến khích chiêu mộ, bởi những người trẻ này sẽ được thừa hưởng nền tảng kinh nghiệm từ các bậc tiền bối, thừa hưởng những mối quan hệ của gia đình đã có trước đó, được định hướng, đào tạo bài bản... và sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện tốt nhất trọng trách công việc của mình.
Vậy nên, khi sợi dây phân định giữa biệt đãi nhân tài và ưu đãi "con ông cháu cha" còn mập mờ thì dư luận sẽ ít đặt niềm tin về việc sẽ có sự công bằng đối với lớp người thực sự tài năng. Và thay vào đó, "học tài, thi lý lịch" sẽ khó tránh khỏi bị nhìn nhận là thực tế xã hội mang tính chất phổ biến./.
Vũ Đậu
Nguồn : Tin Nhanh Online

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Vụ dùng súng cướp ngân hàng: Cướp hơn 700 triệu đồng trong 17 giây

Thứ Tư, 07/12/2016 - 11:30

 Sáng 7/12, trao đổi với phóng viên, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết nhiều tình tiết đáng chú ý trong vụ cướp táo tợn ở phòng giao dịch ngân hàng BIDV trên đường Mai Thúc Loan (TP Huế) xảy ra vào tối qua.
 >> Nhiều bi sắt vương vãi tại hiện trường vụ nổ súng, cướp ngân hàng táo tợn

“Số tiền ngân hàng BIDV bị cướp là hơn 725 triệu đồng. Tên cướp là nam giới cao khoảng 1,7m, mặc áo khoác da màu đen, đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang xông vào ngân hàng và uy hiếp nhân viên rồi thực hiện hành vi cướp chỉ trong vòng 17 giây. Đối tượng dùng súng giả kiểu súng nén khí hơi gas bắn đạn bi như súng đồ chơi, khi bắn sẽ có ánh lửa và tiếng kêu, tuy nhiên kiểu súng này không gây sát thương. Bước đầu, cơ quan công an xác định có 1 đối tượng thực hiện chính vụ cướp ngân hàng này và đang xác định giọng nói của đối tượng” – Đại tá Sơn nói.
Sau khi tên cướp rời khỏi, nhân viên ngân hàng đứng lên hô "cướp, cướp" thì lúc này có một người dân phát hiện, đuổi theo. Đối tượng lên xe máy Attila chạy về phía hướng đường Mai Thúc Loan, rẽ qua các tuyến đường trong nội thành rồi trốn thoát.
Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi với báo chí

Lực lượng CSGT TP Huế chốt chặn 2 đầu đường Mai Thúc Loan - nơi có Phòng giao dịch BiDV bị cướp vào tối 7/12
Lực lượng CSGT TP Huế chốt chặn 2 đầu đường Mai Thúc Loan - nơi có Phòng giao dịch BiDV bị cướp vào tối 7/12
Hiện trường được phong tỏa để khám xét, điều tra trong đêm
Hiện trường được phong tỏa để khám xét, điều tra trong đêm
Trao đổi với Dân trí trong sáng cùng ngày, ông Hồ Mộng Thanh, Giám đốc ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế thuật lại: “Phòng giao dịch đường Mai Thúc Loan có 2 bảo vệ cầm roi điện. Khi đó là 17h chiều, hết giờ giao dịch với khách hàng gửi tiền mặt nhưng vẫn cho phép khách hàng chuyển khoản. Trong phòng giao dịch lúc đó không còn khách hàng, các nhân viên đang ngồi kiểm đếm tiền cuối ngày thì một người đàn ông đeo khẩu trang bước vào. Nhân viên giao dịch hỏi người này: "anh muốn làm gì", thì ngay lập tức đối tượng rút súng ra bắn mấy phát. Tất cả mọi người chết điếng phản xạ nằm rạp xuống. Sau khi lấy tiền, tên cướp chạy ra cửa và tẩu thoát bằng xe máy. Bảo vệ tri hô “cướp” “cướp” rồi chạy bộ đuổi theo sau, cùng lúc này một người dân ở đường Mai Thúc Loan thấy vậy bèn chạy xe máy đuổi theo. Được một đoạn, tên cướp cầm súng quay lại bắn thì người này ngã xe dừng lại. Rất may là nhân viên ngân hàng không ai bị thương”.

Ông Hồ Mộng Thanh, Giám đốc ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế trao đổi với phóng viên
Ông Hồ Mộng Thanh, Giám đốc ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế trao đổi với phóng viên
Trong ngày hôm nay (7/12), phòng giao dịch BIDV đường Mai Thúc Loan đã mở cửa lại bình thường. Lãnh đạo giám đốc chi nhánh khẳng định người dân hãy yên tâm tới giao dịch vì mọi việc đã được trở lại như cũ. Ngân hàng cũng sẽ có trách nhiệm nếu số tiền bị mất không tìm ra được.
Phòng giao dịch BIDV 29 đường Mai Thúc Loan sáng 7/12 đã tiến hành giao dịch lại bình thường
Phòng giao dịch BIDV 29 đường Mai Thúc Loan sáng 7/12 đã tiến hành giao dịch lại bình thường
Video:
Ngân hàng BIDV đưa số tiền còn lại ở Phòng Giao dịch đường Mai Thúc Loan về trụ sở chính trong đêm 6/12
Như Dân trí thông tin vào 17h chiều 6/12, tại Phòng giao dịch Chi nhánh TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) số 29 đường Mai Thúc Loan đã xảy ra một vụ cướp. 1 tên cướp xông vào dùng súng uy hiếp nhân viên, cướp một số lượng tiền lớn mệnh giá 500 ngàn đồng rồi tẩu thoát làm cả khu phố chấn động.
Ngay khi vụ việc xảy ra, Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh và Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chỉ đạo Công an các đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra truy xét “nóng” để truy tìm đối tượng gây án. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng bảo vệ hiện trường, điều hoà giao thông và phát động phong trào toàn dân đấu tranh, tố giác tội phạm. Tiếp đó, Công an tỉnh tổ chức họp án, để chỉ đạo các lực lượng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp điều tra làm rõ vụ án, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Hiện Công an tỉnh TT Huế đang tiếp tục huy động mọi lực lượng, phương tiện, tập trung điều tra trên nhiều mũi truy xét làm rõ vụ việc và truy bắt đối tượng.
Cả khu phố Mai Thúc Loan tắc nghẽn cục bộ sau vụ cướp đêm 6/12
Cả khu phố Mai Thúc Loan tắc nghẽn cục bộ sau vụ cướp đêm 6/12

Dân trí

Đại Dương
phap-luat/vu-dung-sung-cuop-ngan-hang-cuop-hon-700-trieu-dong-trong-17-giay-20161207111636508.htm