Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Formosa/Lý do gây vệt nước đỏ Vũng Áng là gì?

  • Formosa/Lý do gây vệt nước đỏ Vũng Áng là gì?


Dải nước đỏ lạ xuất hiện ở vùng biển Vũng ÁngBản quyền hình ảnhVIETNAMNET
Image captionDải nước đỏ lạ xuất hiện ở vùng biển Vũng Áng

Việc nói dải nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Vũng Áng "là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải", như giải thích của UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là "không thuyết phục", một chuyên gia độc học môi trường Việt Nam bình luận với BBC.
Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá từ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết ô nhiễm hữu cơ "không bao giờ là màu đỏ" mà thường có màu đen hay màu xanh đen. "Màu đỏ là màu của oxit sắt 3".

Hai hiện tượng dải nước đỏ

Một vệt nước đỏ dài khoảng 100 m đã xuất hiện tại bờ kè chắn sóng cảng Vũng Áng vào 19/1, truyền thông trong nước đưa tin.
Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện vào sáng 18/2 tại khu vực cảng Sơn Dương thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sau đó, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh đã đến kiểm tra và lấy mẫu nước đi phân tích.
Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay dòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển.
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh được trang tin VietnamNet dẫn lời, nói hôm 19/2 về kết quả phân tích nước biển có váng đỏ xảy ra hồi tháng Một ở Vũng Áng: "Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ ở biển là do ô nhiễm hữu cơ, co con người sinh hoạt, xả thải." Đây cũng là kết quả được Viện Công nghệ và Môi trường gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh.
Một lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói "hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17.2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm", và "hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường", báo Lao động đưa tin.
Hôm 20/2, BBC đã liên hệ qua điện thoại với ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh đồng thời là Trưởng ban Khu kinh tế Hà Tĩnh, nhưng ông từ chối bình luận.


Dòng nước màu đỏ đổ ra từ miệng cống xả trong video clip được chia sẻ trên mạng xã hộiBản quyền hình ảnhYOUTUBE
Image captionDòng nước màu đỏ đổ ra từ miệng cống xả trong video clip được chia sẻ trên mạng xã hội

Nguyên nhân hiện tượng dải nước đỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển đỏ, Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC.
Chẳng hạn như hiện tượng này có thể xảy ra khi "đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ", và trường hợp này, theo ông Bá, là "không đáng ngại".
Một hiện tượng tự nhiên khác có thể khiến nước biển chuyển màu đó là hiện tượng thủy triều đỏ (tảo biển nở hoa). Tuy nhiên, giáo sư Bá khẳng định hiện tượng này thường chỉ xảy ra vào tháng 8, tháng 9 chứ "không vào thời kỳ này".
Một nguyên nhân khác có thể có, là do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp, nhưng muốn khẳng định được nguyên nhân của hiện tượng này, các nhà khoa học phải được "tận mắt tận tay quan sát", Giáo sư Bá nói.
Ông Lê Xuân Thế, một ngư dân sống cách vùng biển Vũng Áng 3km, nói với BBC ông đi biển tới nay đã hơn 50 năm nhưng "chưa bao giờ thấy hiện tượng dải nước đỏ trên biển".
Chi tiết kết quả xét nghiệm nước biển mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nói đến dường như không được công bố một cách chính thức và rộng rãi.
"Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem đâu," Giáo sư Lê Huy Bá nói, và cho biết mình cũng chỉ biết theo dõi tin trên báo chí.
Tuy nhiên, Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, bộ phận trắc quan của Bộ Tài Nguyên Môi trường và đại diện của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa đã kiểm tra các cống xả thải của Formosa và kết luận doanh nghiệp này "không có đường ống xả thải nào như clip phát tán trên mạng xã hội", trang tin Zing tường thuật.
Giới chức tới giờ chưa có bình luận nào về địa điểm có thể của cống xả thải quay trong video clip nói trên.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39028290

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Việt Nam/Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở

Việt Nam/Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở

Bất chấp chính quyền ngăn chặn, nhiều người dân Hà Nội vẫn đến thắp hương tưởng nhớ những người lính hy sinh vì tổ quốc. (Hình: Bạch Hồng Quyền)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Hai, những buổi lễ tưởng niệm những người lính hy sinh đúng 38 năm về trước trong chiến tranh biên giới Việt-Trung được tổ chức ở Hà Nội và Sài Gòn có đông đảo người dân tham dự. Tuy nhiên, những buổi lễ này bị chính quyền phá rối và ngăn chặn. 
Sài Gòn: Buổi lễ không thể diễn ra

Trước đó vài ngày, chính quyền cho lực lượng công an đứng canh gác trước nhà các nhà hoạt động dân chủ, những người mà họ cho là “chống đối” chính quyền, nhằm ngăn chặn không cho họ đến tham dự buổi lễ tưởng niệm.
Theo lời kêu gọi của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Ðằng, buổi tưởng niệm sẽ diễn ra dưới chân tượng đài Trần Hưng Ðạo, ở công trường Mê Linh đối điện bến Bạch Ðằng, quận 1, Sài Gòn. Tuy nhiên, buổi lễ đã không thể diễn ra vì chính quyền huy động nhiều công an, an ninh, dân phòng, cảnh sát giao thông, cảnh sát 113 nhằm ngăn chặn buổi lễ. Họ còn cho xe chở hàng rào thép gai, xe còi hú, xe buýt tới để sẵn sàng trấn áp
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, một nhà hoạt động nổi tiếng trong nước, cho biết: “Bắt đầu từ sáng ngày 16 Tháng Hai đã có bốn công an mặc thường phục đặt bàn sát cạnh nhà, ngồi canh. Có thêm tổ trưởng và dân phòng.”
“Một hành động mà chắc chỉ có Việt Nam mới có. Không nhà nước nào lại đi ngăn chặn người dân làm lễ tưởng niệm những người lính đã ngã xuống vì tổ quốc. Lẽ ra nhà cầm quyền này phải làm việc tưởng niệm, đằng này đã không làm mà còn đi ngăn chặn. Ðó chỉ có thể là hành động bán nước mà thôi,” Bác Sĩ Quế nói.
Nhiều người nhà hoạt động khá nổi tiếng ở Sài Gòn cũng bị canh cửa từ trước đó mấy ngày, ví dụ như Luật Sư Lê Công Ðịnh, nhà hoạt động vì công nhân Ðỗ Thị Minh Hạnh, ông Hoàng Dũng, Bác Sĩ Ðinh Ðức Long, và hai nhà báo Kha Lương Ngãi, Sương Quỳnh.





Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Nhiều hàng rào thép gai được huy động đặt xung quanh công trường Mê Linh, sẵn sàng cho cuộc trấn áp người tham dự lễ tưởng niệm. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

Nhiều người dân thường đến được khu vực tượng đài nhưng bị rượt đuổi không được vào. Hoa bị giật ngay từ khi chưa gởi xe. An ninh mặc thường phục bám đuổi theo người đi tưởng niệm loanh quanh các phố, liên lạc thay phiên đeo bám liên tục không để lễ tưởng niệm diễn ra.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, cho biết: “Tôi và hầu hết thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Ðằng đều bị an ninh ngăn chận tại nhà từ 1 giờ chiều ngày 16 Tháng Hai. Vì vậy, sáu khẩu hiệu mà tôi chuẩn bị cho buổi lễ tưởng niệm đã phải chuyển cho chị Lại Thị Ánh Hồng.”
“Nhưng, trước khi buổi lễ diễn ra vài tiếng đồng hồ, chị Hồng bị công an phường 13, quận 3, bắt, điều tra, xét hỏi nguồn gốc của sáu bộ khẩu hiệu, có nội dung là ‘không thể làm bạn với quân xâm lược.’ Sau khi tra hỏi không có kết quả, họ tịch thu toàn bộ.”
“Họ vong ơn, họ sợ kẻ thù là chuyện của họ. Nhưng họ lại quyết liệt không cho chúng ta nhớ ơn đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và họ cũng không muốn cho chúng ta lên án kẻ thù Trung Quốc xâm lược. Thật tệ hại vô cùng,” ông Ngãi nói một cách phẫn uất.
Trưa ngày 17 Tháng Hai, vì quá uất ức, ông Ngãi bị lên tăng xông máu. Lúc 11 giờ phải đi cấp cứu bệnh viện.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi cũng bị bắt đưa lên xe buýt chở đi.





Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Xe loa phường được huy động tới chân tượng đài Trần Hưng Ðạo để yêu cầu người dân không tụ tập đông người. (Hình: Huy Trần)

Bà kể: “Sáng này tôi đã đi đến khu vực tưởng niệm từ rất sớm. Ðúng 9 giờ, khi chúng tôi chuẩn bị ra chân tượng đài Trần Hưng Ðạo để làm lễ tưởng niệm, thì chúng cho người tới bắt bớ, ép buộc tôi và một số người khác lên xe buýt chở về trụ sở tiếp dân ở quận Bình Tân. Sau khi câu lưu hơn 2 giờ thì chúng thả cho về.”
“Tôi không thể hiểu nổi cái chính quyền, mang danh là do dân và vì dân, nhưng chúng ta nên hiểu chúng nó chỉ do Trung Quốc và vì Trung Quốc. Không thể đê hèn đến độ người dân thắp nén nhang tưởng nhớ vong linh những người lính đã ngã xuống vì tổ quốc, mà lại đi ngăn chặn. Một chế độ quá hèn và quá tàn ác,” bà Chi nói một cách tức tối.
Còn nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh bực tức kể: “Chế độ này có thể ngăn chặn, có thể chia cắt, có thể bắt bớ, có thể đeo bám, có thể phá rối buổi tưởng niệm, nhưng không thể bắt được người dân lãng quên, không thể thay đổi được sự thật lịch sử. Mọi ngăn chặn, phá rối, bắt bớ hôm nay chỉ càng làm cho người dân nhận rõ bản chất của chế độ CSVN. Một chế độ bán nước.” 
Hà Nội: Diễn ra trong sự phá rối của công an
Từ Hà Nội, anh Bạch Hồng Quyền, một người tham dự buổi lễ tưởng niệm, cho biết: “Sáng nay, vào lúc 9 giờ, hàng trăm người dân tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ đến những anh hùng ngã xuống vì dân tộc trong cuộc chiến với Trung Cộng năm 1979.”
“Mặc dầu nhiều người dân đã thắp hương dưới chân tượng đài, nhà cầm quyền vẫn huy động lực lượng công an, an ninh, cảnh sát, côn đồ dày đặc và có cả xe buýt, xe thùng chờ sẵn xung quanh. Họ bắt nhiều người mà họ cho là chống đối, đưa lên xe buyt chở đi như bà Ðặng Bích Phượng, ông Nguyễn Lân Thắng, bà Lê Mỹ Hạnh, ông Trung Nguyễn, và một số dân oan. Tất cả đều được thả vào buổi chiều cùng ngày.”





Việt Nam: Tưởng niệm chiến tranh biên giới bị cản trở
Trưởng công an phường Tràng Tiền cầm loa yêu cầu giải tán, trong khi an ninh bận thường phục quay phim những người tới tham dự lễ tưởng niệm. (Hình: Bạch Hồng Quyền)

“Khi thấy người dân tới viếng ngày càng nhiều, nhà cầm quyền huy động lực lượng côn đồ và dư luận viên đến đánh phá. Nhiều dư luận viên mặc áo cờ đỏ sao vàng, cầm cờ Cộng Sản nhảy múa, hò hét xung quanh khu vực tượng đài và chửi rủa những người tới tham dự buổi tượng niệm. Sau đó, trưởng công an phường Tràng Tiền cầm loa yêu cầu người dân giải tán, không được tụ tập đông người.”
“Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ đã ngã xuống vì đất nước trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược. Sau đó, mọi người lại tiếp tục di chuyển về nghĩa trang Hà Nội để tiếp tục buổi tưởng niệm,” ông Quyền kể lại.
Chiến tranh biên giới là một cuộc chiến diễn ra trong 30 ngày, khi quân đội Trung Quốc đánh phá xuống sáu tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trận chiến hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục ngàn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, có 400,000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3.5 triệu dân sáu tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản.
Phía Trung Quốc bị tiêu diệt 62,500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy.
Nhận định về cuộc chiến này, Bác Sĩ Ðinh Ðức Long, cựu trung tá quân đội, cho biết: “Ðó là một cuộc chiến hào hùng nhưng trong nhiều năm qua vì đảng Cộng Sản Việt Nam gắn chặt quyền lợi với đảng Cộng Sản Trung Quốc nên đã cố tình làm cho lãng quên, không đưa cuộc chiến vào giảng dạy trong sách lịch sử, nhiều bia mộ, bia tưởng niệm các chiến sĩ bị đục bỏ.”
“Ngoài lý do thân Trung Quốc, tôi cho rằng họ lo sợ làn sóng biểu tình sẽ bùng nổ, khi mà cách đây chỉ hai ngày, nhiều người dân ở Nghệ An đã tổ chức biểu tình chống Formosa và bị chính quyền đàn áp dã man,” ông Long cho biết thêm.               
                                                              Nhật Bình/Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-tuong-niem-bi-cong-an-bat/

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Công an bắt 21 người đi kiện Formosa


Một trong những nạn nhân bị công an CSVN hành hung khi đi kiện Formosa ngày 14 Tháng Hai 2017. (Hình: GNsP)
VINH (NV) – Công an CSVN đã bắt 21 người tham dự chuyến đi kiện công ty gang thép Formosa hôm Thứ Ba, 14 Tháng Hai 2017, cáo buộc họ “ném gạch đá vào lực lượng làm nhiệm vụ.”
Hãng thông tấn chính thức của chế độ Hà Nội đưa tin, “Khoảng 500 giáo dân tập trung tại giáo xứ Song Ngọc để đi vào tỉnh Hà Tĩnh” và nói chung chung là “vụ việc phức tạp tại giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do công ty trách nhiệm hữu hạn hưng nghiệp Formosa gây ra.”
Ðổ lỗi cho đoàn người đi kiện để có cớ đàn áp, TTXVN viết, “Ðoàn giáo dân không chấp hành và tiếp tục đi hàng 3, hàng 4 lấn sang làn đường của xe ô tô, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, có nguy cơ làm tắc nghẽn giao thông.”TTXVN kể rằng, “Khi đến khu vực xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An, lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức phân làn các phương tiện tham gia giao thông khác đi vào một làn đường và đoàn giáo dân đi vào một làn đường để tránh ách tắc giao thông. Tuy nhiên, đoàn giáo dân không chấp hành và tiếp tục đi hàng 3, hàng 4 lấn sang làn đường của xe ô tô, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, có nguy cơ làm tắc nghẽn giao thông.”
Vu cho Linh Mục Nguyễn Ðình Thục “chỉ đạo dừng xe ô tô 7 chỗ ngồi ngay giữa quốc lộ 1A” cản trở giao thông, không những vậy “khi xe dừng, các đối tượng ngồi trong xe không chịu mở cửa buộc lực lượng cảnh sát giao thông phải cẩu xe và người ngồi trên xe để giải phóng ách tắc giao thông; một số giáo dân quá khích cố tình không chấp hành nên đã xảy ra xô xát giữa giáo dân và lực lượng công an.”
TTXVN tuyên truyền rằng, “Lợi dụng sự việc này, Linh Mục Thục cho rằng mình bị lực lượng công an đánh bị thương nên đã điện thoại thông báo cho các chức sắc, giáo dân lân cận đến giúp đỡ.” Rồi sau đó “một số đối tượng phản động, chống đối đã kích động giáo dân kéo lên quốc lộ 1A (khu vực lực lượng công an đang làm nhiệm vụ) để gây áp lực; một số đã ném gạch, đá vào lực lượng chức năng làm 16 cán bộ bị thương (trong đó có giám đốc công an tỉnh Nghệ An) và làm hư hỏng 3 xe ô tô.”
Theo các tin tường thuật trực tiếp kèm theo hình ảnh và video clip phổ biến trên mạng xã hội, công an CSVN và các lực lượng phụ thuộc của họ đã ném đá, trà trộn vào gây rối rồi tấn công đoàn người đi kiện vì không thuyết phục được họ trở về. Bản tin và hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy nhiều người dân đã bị tấn công đổ máu, rách mặt, gãy răng, có người bị thương nặng phải nằm bệnh viện.
Bản tin của nhà cầm quyền CSVN không nói gì đến các trò “gắp lửa bỏ tay người” của họ mà chỉ hoàn toàn vu vạ cho người dân để sẽ bỏ tù một số người như họ từng làm khi đàn áp các vụ biểu tình khiếu kiện khác.
Trên các trang mạng xã hội, người ta thấy liệt kê tên 2 người tham gia đi kiện Formosa đã bị công an CSVN hành hung, gồm cả Linh Mục Nguyễn Ðình thục. Một số người còn bị cướp mất cả tiền bạc, điện thoại, máy ảnh.
Bắc Kinh đòi Hà Nội xin lỗi vì một du khách bị đánh
Theo facebooker Lê Văn Sơn, “Clip được người dân ở Diễn Châu quay lại khi công an nhà sản tiếp tục đem chiếc xe BMW nổi tiếng dàn dựng để bôi nhọ Cha Thục và giáo dân Song Ngọc trong hành trình đi kiện Formosa. Kịch bản cũ rích vẫn được nhà sản sử dụng như một lá bài tuyên truyền. Có thể rất nhiều người hiểu được những mưu mô, những hình ảnh được dàn dựng cắt ghép và được vứt lên Truyền hình Quốc gia như thế nào.”
Sáng ngày Thứ Ba, 14 Tháng Hai 2017 khoảng một ngàn người dân trong đó có giáo dân của Giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cùng với người đại diện là Linh Mục Nguyễn Ðình Thục đi vào tòa án huyện Kỳ Anh (Hà tĩnh) để kiện đòi bồi thường những thiệt hại cho họ từ vụ công công ty Formosa xả chất thải ra biển.
Họ đã từng nộp đơn kiện từ Tháng Mười năm ngoái nhưng tòa án của chế độ bác bỏ đơn kiện vì nhà cầm quyền CSVN chỉ chịu bồi thường phần nào cho dân ở 4 tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên-Huế. Vì bị nhà cầm quyền đối xử bất công, đồng bào đã quyết định đi nộp đơn kiện trở lại nhưng không thể đến được tòa án vì nhà cầm quyền địa phương nhất quyết cản trở. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cong-bat-21-nguoi-di-kien-formosa/

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

12,000 người Việt ở Mỹ sẽ bị trục xuất


Click image for larger version Name: 1.jpg Views: 0 Size: 145.2 KB ID: 996171  Click image for larger version Name: 2.jpg Views: 0 Size: 179.3 KB ID: 996172 
VBF-Hiện tại các sắc lệnh của TT Trump đang làm điên đảo những người có thẻ xanh và kể cả có quốc tịch ở Mỹ. Những người xin tỵ nạn hay những người có thẻ xanh hiện không vào lại được Mỹ. Người Việt ở Mỹ có đến 12 ngàn người nằm trong danh sách bị trục xuất.

- Cộng Đồng Việt hiện có 12,000 người đã nằm trong danh sách bị trục xuất
- Những thường trú nhân hay về VN có thể bị trục xuất
- Những thường trú nhân bị phát giác lạm dụng các chương trình trợ cấp xã hội sẽ bị trục xuất
Bài THANH PHONG

WESTMINSTER - Vào lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 2, 2017, hội BPSOS, Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu (Advancing Justice - OC), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Á Châu Tại Quận Cam (APABA), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt Tại Miền Nam Cali (VABASC), đã cùng tổ chức buổi hội thảo về các Sắc Lệnh mới ban hành của Tổng Thống Donal Trump, nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Quận Cam biết chi tiết của mỗi sắc lệnh hầu tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sắc lệnh chi phối. Buổi hội thảo diễn ra tại hội trường báo Người Việt với gần 50 người tham dự.

Hai thuyết trình viên là cô Kim Lưu Nguyễn, Esq (Founder/Managing Partner) của KLN Firm và cô Jacqueline Dan (Đan Thanh Giang) của Advancing Justice - OC. Hai thuyết trình viên đều là người Mỹ gốc Việt nhưng thuyết trình bằng Anh ngữ với sự thông dịch của cô Trang Khanh và anh Công. Một số luật sư người Mỹ gốc Việt ngồi ở các bàn phía sau để ai có vấn đền riêng tư muốn tham khảo với luật sư thì sau khi thuyết trình chấm dứt, các luật sư sẽ trả lời từng người.

Cô Kim Lưu Nguyễn, người thuyết trình trước tiên, trình bày chi tiết về ba Sắc Lệnh:
Sắc lệnh 1: Vấn Đề An Ninh Biên Giới. Ngoài việc xây bức tường giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Trump ra lệnh xây một số nhà tạm giữ mới ở các nơi xa, vì những nhà giam ở California đã không còn chỗ chứa. Nên nếu chúng ta có người thân ở trong tình trạng chờ bị trục xuất thì sẽ phải tạm giữ ở các nơi rất xa. Tổng thống cũng ra lệnh cho các tiểu bang cũng như địa phương có quyền thi hành lệnh trục xuất. Chính phủ sẽ mướn 5,000 người canh giữ biên giới và mướn 10,000 nhân viên di trú để truy xét các người nhập cư vi phạm pháp luật dù chi là tội nhẹ cũng bị trục xuất.

Sắc Lệnh thứ 2: trước thời Tổng Thống Obama, chỉ những tội nặng như giết người, cướp của, hiếp dâm mới bị trục xuất, nay Tổng Thống Trump thay đổi như sau:
- Tất cả cá nhân không cần biết lớn hay nhỏ nếu vi phạm là bị trục xuất.
- Các cá nhân nào sắp bị tuyên án sẽ bị chú tâm đưa vào danh sách trục xuất.
- Những người nào từ trước đến nay chưa bị bắt nhưng bị xem là có vi phạm cũng bị trục xuất, (thí dụ ăn cắp một vật nhỏ trong siêu thị).


Từ bên phải là hai thuyết trình viên Jacqueline Đan và Kim Lưu Nguyễn, và cô thông dịch viên Trang Khanh trong buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt chiều thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

- Những cá nhân nào gian lận với chính phủ như làm nhiều tiền mà khai ít để hưởng các chương trình trợ cấp xã hội như Food Stamp, Medical; dụng cụ y tế; những người ở nhà sang trọng đi xe Lexus mà xin trợ cấp gia cư housing sẽ bị truy xét trục xuất.

- Những cá nhân nào trước đây bị kêu án trục xuất, nay những người đó sẽ là những thành phần ưu tiên bị trục xuất trước. Một chứng minh cụ thể là một bà mẹ ở Arizona có lệnh trục xuất 8 năm trước thì ngày hôm qua, 8 tháng 2, 2017 đã bị trục xuất. Họ không quan tâm đến gia đình cô ta, cũng không cần biết cô ta đã có gia đình ở Mỹ, họ chỉ thi hành sắc lệnh cuả TT Trump.

Sắc Lệnh thứ 3 liên quan đến du lịch: Ngoài sắc lệnh cấm người ở bảy quốc gia nhập cảnh Hoa Kỳ như mọi người đều biết, TT Trump còn ra lệnh tạm hoãn chương trình tỵ nạn, tính luôn cả người tỵ nạn Việt Nam. Mặc dù sắc lệnh này đã bị một số tiểu bang kháng nghị, và trong cùng ngày thứ Năm, một quan toà đã tuyên bố sắc lệnh này không thể thi hành nên những người đã có hồ sơ nhập cảnh chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm thời, nhưng đã gây hỗn loạn, lo âu trong hai tuần qua. Vì thế, theo cô, chúng ta sẽ bị trở ngại khi đi du lich.
Thuyết trình viên nói tiếp: Rất nhiều người Việt muốn về thăm gia đình, bạn bè và quê hương nhưng lúc này không phải là thời điểm tốt để về Việt Nam. Khi thật sự cần thiết thì mới đi. Những người có thẻ xanh mà về VN nhiều lần, ở lâu quá hết tháng này sang tháng khác, theo luật mới sẽ bị truy nã. Họ sẽ đưa đến một nơi để thẩm vấn và sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Nếu nêu lý do chính đáng để xin hủy quốc tịch Hoa Kỳ, người đó vẫn phải trở lại Mỹ, và Sở Di Trú sẽ đưa tên vào danh sách bị trục xuất.


Các tham dự viên chăm chú theo dõi bài thuyết trình. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Nên nhớ, các nhân viên Sở Di Trú Canada và Mexico có rất nhiều quyền hạn và quyền lực để truy xét, cho dù họ chỉ nghi ngờ họ vẫn có quyền làm thủ tục trục xuất, lúc đó quý vị phải tốn rất nhiều tiền cho luật sư can thiệp để được ở lại Mỹ. Tốt hơn hết, ai về Việt Nam nên làm một lá đơn xin “tái nhập cảnh.” Nếu quý vị đi lại VN nhiều lần, họ có lý do để đặt vấn đề với quý vị.

Có những người đã bị tạm giữ 24 tiếng đồng hồ mà không cho ăn uống gì hết; có người bị tạm giữ bảy, tám tiếng rồi họ mới cho đi, nên quý vị cần cẩn thận khi đi du lịch để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra. Những điều trên chỉ áp dụng với các thường trú nhân có thẻ xanh. Người có quốc tịch Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng.


Thuyết trình viên thứ hai là cô Jacquelin Dan. Cô cho biết những điều như sau.

Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất. Việt Nam đặt điều kiện chỉ nhận những người đã từng sống ở Việt Nam, có Chứng Minh Nhân Dân. Không nhận người sanh ở các trại tỵ nạn hay nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền CSVN buộc phải nhận thêm người bị trục xuất, vì thế 12,000 người này theo sắc lệnh mới cuả TT Trump họ sẽ bị ưu tiên trục xuất.

Có một số người không nhận được giấy tờ của Sở Di Trú do gia đình lục đục, bị người nhà giấu thư không đưa nên không biết để trả lời Sở Di Trú, không biết ngày gọi đi thi quốc tịch v.v.. Những ai nghĩ mình có vấn đề với Sở Di Trú hãy nhanh chóng tìm gặp Luật Sư Di Trú để can thiệp.

Thuyết trình viên nói, ởđây mình có rất nhiều văn phòng luật sư nhưng một số văn phòng không có luật sư chuyên về luật di trú.Những người làm cố vấn di trú không phải luật sư, họ không thể làm những việc của một luật sư di trú được, cũng giống như mình không muốn một y tá mổ tim cho mình thì việc cần một luật sư chuyên về di trú cũng quan trọng như vậy.

Quý vị cũng cần cảnh giác, nếu quý vị đã có quốc tịch Mỹ, nếu khi có người mặc quần áo, mang phù hiệu của Sở Di Trú đến gõ cửa, mình đừng vội mở, phải nói với họ đưa giấy tờ của toà án qua cưả sổ hay dưới cửa chính cho mình xem trước. Nếu là giấy tòa án thì phải có chữ ký cuả chánh án, và tên họ, điạ chỉ cuả mình phải đúng. Nếu không, mình không phải trả lời cũng không phải mở cửa.

Hiện nay, người có quốc tịch Hoa Kỳ vẫn có thể bảo lãnh cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, người có quốc tịch Mỹ có quyền bảo lãnh vợ, chồng, hôn thê, hôn phu nhưng các nghị sĩ Cộng Hòa đang dự định đưa ra một số thay đổi liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ, con cái.

Nếu quý vị là nạn nhân buôn người, nạn nhân bạo hành trong gia đình, hay nghĩ rằng khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền cộng sản đàn áp, bắt bớ, bạn có thể làm đơn xin tỵ nạn chính trị, nhưng việc này không đơn giản.

Nếu ai đang có thẻ xanh, thuyết trình viên khuyên hãy gấp rút xin thi quốc tịch, và mọi vấn đề liên quan đến di trú, xin nhớ hãy tìm đến các luật sư di trú. Bạn có thể vào trang mạng cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ để biết ai là luật sư di trú.

http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1043271
Advertisement

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Phải đi ngay lập tức - "thành phố trên mấy" vừa xuất hiện đã gây bão nhiều ngày qua

Phải đi ngay lập tức - "thành phố trên mấy" vừa xuất hiện đã gây bão nhiều ngày qua
"Đặt chân lên núi, chạm tay đến mây và tận mắt ngắm nhìn lối ngõ cổng trời...." Đó chính là những cảm nhận không thể tuyệt hơn tại thành phố mây có 1 không 2 ở Việt Nam.
Ảnh:lulu.4.1
Ảnh:gemvu_ 
Ảnh:gemvu_
Ảnh:namcan
Ảnh:tunggg_meo
Được ví như Ốc đảo nhỏ giữa mây trời và rừng núi - Fansipan Legend là quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng với nhiều cảnh đẹp lộng lẫy của "thành phố" mây tọa lạc tại 80B Nguyễn Chí Thanh Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Ảnh:evitabaudadzivi
Ảnh:trag.trangg 
Ảnh:zinyminn
Ảnh:imcamnhung
Ảnh:sherrytangg
Ảnh:thuybu254 
Ảnh:thaihoang24
Sa Pa vốn là địa điểm du lịch dù check-in vào bất kỳ tháng nào trong năm, bạn sẽ có cơ hội trải nhiệm cáp treo đạt 02 kỷ lục thế giới. Nhưng với những chuyến Sapa lần này, bạn sẽ được khám phá 2 kỷ lục Guinness với hệ thống cáp treo Fansipan Sa Pa gồm: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.410 m) và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới (6.292,5 m) và không quên đắm mình giữa không gian đẹp nên thơ và bình dị của vùng đất núi rừng Tây Bắc.
Ảnh:truongmyhuyen.toto
Ảnh:hoangvuk194 
Ảnh:ilmontecillo
Ảnh:zxxngbae
Ảnh:zinyminn 
Cùng ngắm nhìn và cảm nhận những góc nhìn "đẹp sốt trời" tại thành phố mây ở Sapa.
Ảnh:minh._thu
Ảnh:phuongphon1308
Ảnh:gemigemegeme
Ảnh:Pham Nam
Ảnh:hanhmy711
Ảnh:_hil._
Ảnh:thuybu254
Đến Fansipan Legend, hãy thử cảm giác đứng trên nóc nhà Đông Dương thật tuyệt vời. Cứ như cảnh thần tiên với biển mây tay dễ dàng chạm tới trời.
Ảnh:Thiện Potter
Và đôi lúc chộp lấy một góc phiêu, được ôm trọn mặt trời và muốn thả mình "nhẹ trôi" giữa dòng thác mây tràn trên nóc nhà Đông Dương...
Ảnh:Hoàng Anh
Ảnh:wine_poltue
Đặc biệt, trên đỉnh Fansipan Legend còn có quần thể Ga Sa Pa. Nằm trên địa thế tuyệt đẹp ở độ cao 1.604m, đây là điểm dừng chân đầu tiên của du khách trước khi bước vào hành trình hành hương lễ Phật và khám phá đỉnh Fansipan huyền thoại.
Ảnh:taophuonganh 
Ảnh:adorawhitney
Ảnh:chiphwg__
Ảnh:linhbexiu
Ảnh:sherrytangg 
Ảnh:sherrytangg
Ảnh:vincenttanggg
Từ ga cáp treo Fansipan Legend, du khách có thể bước lên cáp treo để nhìn xuống dãy Hoàng Liên Sơn đầy sức sống, ngắm nhìn đất nước hùng vĩ giữa ngàn mây.
Giá vé: Vé cáp treo dưới 1m - miễn phí, cao trên 1m đến dưới 1.3m - 400k/vé, cao trên 1.3m - 600k/vé.

http://diadiemanuong.com/co-gi-hot/du-lich/phai-di-ngay-lap-tuc-thanh-pho-tren-may-vua-xuat-hien-da-gay-bao-nhieu-ngay-qua

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

NHÀ MÁY ĐIỆN THAN

Việt Nam bỏ ‘nguy hiểm’ lấy ‘độc hại’

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trị giá $7.5 tỷ, do nhà thầu Trung Quốc xây bằng vốn vay của Trung Quốc. (Hình: TBKTSG)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau khi quyết định tạm ngưng xây dựng các nhà máy điện nguyên tử, chính quyền Việt Nam quyết định xây dựng các nhà máy phát điện bằng than.
Dẫu không còn bị những rủi ro tiềm ẩn của các tai nạn hạt nhân từ hệ thống nhà máy điện hạt nhân đe dọa, nhưng dân chúng Việt Nam sẽ chết dần, chết mòn vì ô nhiễm từ các nhà máy phát điện bằng than.

Nghiên cứu của đại học Harvard University, đại học University of Colorado, Boulder, và Greenpeace, một tổ chức bảo vệ môi trường, đã chỉ ra, các nhà máy phát điện bằng than đã, đang và sẽ còn tạo ra gánh nặng bệnh tật càng ngày càng nặng ở khu vực Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Việt Phương, một chuyên gia đang làm việc cho chương trình an ninh quốc tế của trung tâm Belfer, thuộc Trường Hành Chính Kennedy của đại học Havard University, vừa thống kê và giới thiệu hàng loạt nghiên cứu về các thảm họa cho môi trường và sức khỏe con người do các nhà máy phát điện bằng than gây ra.
Dựa trên các dữ liệu chính thức về những dự án xây dựng các nhà máy phát điện bằng than ở khu vực Đông Nam Á, giới nghiên cứu đã phác họa được các tác động của những nhà máy đối với môi trường.
Theo đó, đến năm 2030, tại Đông Nam Á, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng nhất trong khối ASEAN vì tình trạng ô nhiễm do các nhà máy phát điện bằng than gây ra. Vào thời điểm đó, số người chết sớm do không khí ô nhiễm ở Việt Nam tăng thêm 188.8/1 triệu dân, cao hơn gấp đôi so với Indonesia – quốc gia được dự đoán là có số người chết sớm do không khí ô nhiễm đứng hàng thứ nhì ở Đông Nam Á (85.4/1 triệu dân).
Nếu tính tổng quát thì từ 2030, mỗi năm, tại Việt Nam sẽ có khoảng 20,000 người chết vì không khí ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy phát điện bằng than. Nếu so với năm 2011 thì con số này cao gấp năm lần (4,252 ca tử vong/năm).
Buông bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy điện nguyên tử trong bối cảnh thủy điện phát sinh nhiều vấn đề, công khố lại cạn, chính quyền Việt Nam đã quyết định tăng số lượng nhà máy phát điện bằng than. Ông Phương cảnh báo, bất kể khó khăn thế nào thì chính quyền Việt Nam cũng phải chú ý đến sức khỏe của dân chúng – những người đầu tiên phải gánh chịu ảnh hưởng do không khí ô nhiễm từ các nhà máy phát điện bằng than.
Không chỉ có tạp chí The Diplomat chú ý đến thảm họa không khí ô nhiễm ở Việt Nam do chính quyền Việt Nam quyết định phát triển ồ ạt các nhà máy phát điện bằng than, thông qua việc giới thiệu khuyến cáo của ông Phương, tạp chí Forbes cũng vừa công bố ý kiến của tác giả Nish Chugh.
Theo ông Chugh, việc chọn than để sản xuất điện sẽ gây ra những tác hại trầm trọng và Việt Nam nên xem lại cơ cấu năng lượng của mình trước khi quá muộn. Ông Chugh khuyên chính quyền Việt Nam nên tự hỏi, liệu quyết định gia tăng nguồn điện bằng than có thực sự đem lại những lợi ích lâu dài về mặt kinh tế hay không?
Ngân Hàng Thế Giới (WB) từng khẳng định miền Nam và miền Trung Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió. Năng lượng mặt trời là một tiềm năng rất lớn khác bởi vì Việt Nam có trung bình 2,500 giờ nắng/năm. Nhiều chuyên gia từng phân tích việc tìm vốn cho các nguồn năng lượng tái tạo sẽ dễ dàng hơn tìm vốn cho việc xây dựng các nhà máy phát điện bằng than.
Việt Nam hiện có 20 nhà máy phát điện bằng than nhưng chính quyền vẫn “kiên trì” với kế hoạch nâng con số này lên 32 và lên 51 vào năm 2030. Ba năm nữa, mỗi năm Việt Nam sẽ đốt 63 triệu tấn than/năm. Đến 2030, khối lượng than được đốt sẽ là 129 triệu tấn/năm. Đa số các nhà máy phát điện bằng than sẽ sử dụng công nghệ Trung Quốc, do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện bằng vốn vay từ các ngân hàng của Trung Quốc. (G.Đ.)
http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/viet-nam-bo-nguy-hiem-lay-doc-hai/