Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Câu chuyện khó tin về tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

Do địa hình phức tạp, người Pháp đã phải cần đến 25 năm để xây dựng tuyến đường sắt răng cưa đặc biệt từ Phan Rang lên đến Đà Lạt, tiêu tốn mất 200 triệu đồng Franc Pháp. Thế nhưng sau năm 1954, tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này nhiều lần đã là mục tiêu tấn công của MTDTGP. Việt Cộng đã đặt mìn tự nổ khi tàu chạy ngang qua chừng tám lần. Qua phá hoại, một chiếc đầu tàu đã trật đường ray, trong một lần khác, mìn nổ đã tạo ra một hố to cho tới mức đầu tàu đã sụp vào trong hố đó và không chạy được nữa.
Năm 1967, một nhóm bốn người có vũ trang chận đoàn tàu chở hàng lại trên đoạn Da Tho (Le Bosquet) và Cầu Đất (Entrerays). Nhóm điều hành đầu tàu bốn người bị bắt mang vào khu rừng gần đó. Tại lần này, tổ lái tàu chỉ bị hỏi cung. Hai tuần sau đó, cũng chiếc đầu tàu đó và cũng cùng tổ lái tàu đó đã bị cũng nhóm bốn người đó chặn lại ở giữa tuyến Cà Bơ (K’Beu) và Ei Gió (Bellevue). Lần này tổ lái cũng phải rời khỏi đoàn tàu và phải cung cấp thông tin bằng cách nào có thể phá hủy đầu tàu một cách hiệu quả nhất. Ý tưởng đầu tiên của nhóm du kích là muốn cho nổ ở nơi đốt lò. Nhưng người lái tàu đã có thể giải thích cho họ hiểu rằng cho nổ lò hơi trong lúc không có thời gian kịp chạy ra đến một khoảng cách an toàn là một hành động tự sát. Người lái tàu đề nghị cho nổ những thùng dầu được gắn thêm trên tàu, nhưng lại đánh lừa bốn người du kích bằng cách chỉ vào một thùng đựng nước. Do vậy, sau vụ nổ và sau khi nhóm du kích đó rút đi, người lái tàu với máy liên lạc vô tuyến đã có thể gọi một đầu máy khác cộng với quân đội VNCH tháp tùng bảo vệ đi đến nơi mà mang chiếc đầu tàu hư hỏng nhẹ này về đến Đà Lạt.

Bản đồ đường sắt Đà Lạt - Sông Pha
Bản đồ đường sắt Đà Lạt – Sông Pha

Sau sáu tháng sửa chữa, một tổ lái khác đã lái đoàn tàu từ Đà Lạt về Sông Pha và lần này thì đầu máy 40-302 đã chạy trên một quả mìn có sức nổ mạnh cho tới mức lò hơi của đầu máy đã nổ tung. Ba thợ đốt lò Hữu, Bích và Ngọc bị phỏng nặng và chết ngay tại chỗ. Người lái tàu tên An bị sức nổ hất văng lên một cành cây. Ông thoát chết, “chỉ” bị gãy tay.
Đầu tàu 40-302 bị phá hủy hoàn toàn, sau đó được kéo về Cầu Đất. Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo ngưng hoạt động sau đó.

Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ
Đầu máy xe lửa răng cưa trên đường trở về lại Thụy Sĩ

Sau năm 1975, trong lúc thiếu vật liệu để tái xây dựng đường sắt Thống Nhất, đường ray đặc biệt của tuyến đường sắt răng cưa cũng bị tháo dỡ nhằm lấy vật liệu mặc dù không phù hợp. Được chế tạo đặc biệt cho các yêu cầu cao của đường sắt leo núi, ngay từ bu lông đến đai ốc cũng đã khác với vật liệu thông thường rồi. Sau đó chúng bị trộm cắp và mang đi bán sắt vụn.

Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi
Đầu máy xe lửa sau khi được phục hồi

Rồi đến năm 1990, toàn bộ các đầu máy xe lửa răng cưa hay những gì còn sót lại từ chúng được bán phế liệu về cho Thụy Sĩ (là nước đã sản xuất ra các đầu máy này), chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại. Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).
Tấn bi kịch về công trình kỹ thuật độc đáo của người Pháp ở Việt Nam này là điển hình cho sự phá hoại miền Nam vì ngu dốt và thiển cận!

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Tìm thấy bia đá vợ vua Nguyễn cấp thứ 9 tại khu vực dự án bãi đỗ xe


Tại khu vực dự án bãi đỗ xe đang làm gần lăng vua Tự Đức, đã tìm thấy một tấm bia đá ghi tên một người vợ của vua Nguyễn.
Chiều 24/6, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sau quá trình tìm kiếm ở khu vực dự án bãi đỗ xe đang làm gần lăng vua Tự Đức, đã tìm thấy một tấm bia đá có nội dung ghi tên một người vợ của vua Nguyễn ở cấp bậc thứ 9.
tim thay bia da vo vua nguyen tai khu vuc du an bai do xe hinh 1
Tấm bia đá ghi “Tiền Triều Tài Nhân Cửu Giai Lê Thị Thụy Thục Thuận Chi Mộ (ảnh: P.T.H).
Theo đó, tấm bia đá cổ được ghi “Tiền Triều Tài Nhân Cửu Giai Lê Thị Thụy Thục Thuận Chi Mộ” được tìm thấy vào lúc 14h10’ chiều nay 24/6 tại khu vực 3, phường Thủy Xuân, TP Huế gần lăng vua Tự Đức.
Đây là tấm bia được cho là thuộc một mộ cổ tại khu vực dự án “Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh” gần lăng vua Tự Đức do Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị làm chủ đầu tư. Khu vực này không thuộc trong phạm vi bảo vệ theo Luật Di sản của lăng vua Tự Đức – một trong những cấu thành của Quần thể Di tích Cố đô Huế, Di sản văn hóa Phi vật thể thế giới.
“Qua nội dung tấm bia, cho thấy đây là bia của một người vợ vua ở thứ bậc thấp nhất là Cửu Giai Phi, cấp thứ 9 trong 9 bậc của vợ vua. Bà tên là Lê Thị Thụy. Tuy nhiên, vợ của vua nào thì cần phải làm rõ”, TS. Hải thông tin.
tim thay bia da vo vua nguyen tai khu vuc du an bai do xe hinh 2
Lăng bà Học Phi - vợ chính vua Tự Đức vẫn còn.
Trong những ngày qua, người dân ở tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân phản ánh dự án bãi đỗ xe trên đã san phẳng một ngôi mộ cổ của bà Mỹ Phi – là vợ của vua Tự Đức.
Ông Trần Duy Quế, trú tại tổ 11, phường Thủy Xuân cho biết, lăng mộ bà Mỹ Phi trước đây được xây dựng trên đồi Vọng Cảnh, đối diện với lăng vua Tự Đức. Lăng mộ này có diện tích gần 50m2, được xây bằng đá và vôi vữa, có cổng hình vòm, riêng phần tường cao từ 3-4m, trước lăng còn có tấm bia khắc chữ Hán bằng đá nguyên khối. Ông Quế cho rằng ngày 19/6 vừa qua đơn vị thi công đã dùng máy móc san ủi lăng mộ này. Ngay sau đó, đơn vị đã tạm dừng dự án để kiểm tra.
tim thay bia da vo vua nguyen tai khu vuc du an bai do xe hinh 3
Khu vực làm bãi đỗ xe của Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị đã bị người dân phản ánh san phẳng 1 mộ cổ nghi là vợ vua tên Mỹ Phi.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, qua kiểm tra tất cả tài liệu, sử sách lưu lại thì vua Tự Đức không có người vợ nào tên là Mỹ Phi. Vua có 103 người vợ, gần khu vực lăng vua có mộ của bà Học Phi (là vợ chính), lăng 15 Liếp (các người vợ sau)… nhưng không có lăng mộ nào tên của bà Mỹ Phi.
Nếu lăng mộ của các vợ chính, theo quy chế nhà Nguyễn rất chặt chẽ thì lăng mộ phải to và rộng với diện tích chuẩn là 25m x 18m (450m2), tường cao 3m, tường ngoài dày 0,8m, tường trong dày 0,6m… tất cả xây dựng phải đến 400-500 khối gạch.
Ở khu mộ bị san phẳng tại dự án bãi đổ xe này chỉ có diện tích nhỏ hơn khoảng 50m2 nên có thể cũng thuộc một vị có thứ bậc trong triều đình nhưng ở phẩm hàm thấp hơn chứ không phải là vợ chính của vua.
Vị trí nghi là lăng Mỹ Phi nay phát hiện ra tấm bia ghi tên vợ thứ 9 của vua Nguyễn tên Lê Thị Thụy. Qua xâu chuỗi, tấm bia trên thuộc khu mộ vừa bị san phẳng nhưng không phải tên Mỹ Phi mà là Lê Thị Thụy.
Việc tìm ra tấm bia đá nghi là từ của khu mộ bị san phẳng có nội dung ghi là vợ vua cấp bậc thứ 9 như trên đã đặt ra giả thiết đây cũng là một người vợ của vua Nguyễn (có thể là vua Tự Đức hoặc vua khác) nhưng không phải tên Mỹ Phi mà là tên Lê Thị Thụy./.
Theo Đại Dương – Văn Dinh/ Dân Tr

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Trần Trung Đạo

Giới thiệu tác phẩm: Bánh mì Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người

Tác giả: Trần Trung Đạo

Gồm 75 Chính Luận và Tâm Bút, dày 630 trang của Trần Trung Đạo tập trung vào bốn chủ đề: 

Kinh nghiệm thế giới: 23 bài về kinh nghiệm Liên Xô, Đông Âu, Phần Lan, Tây Tạng, Nhật Bản, Singapore, Miến Điện, Nam Hàn, Bắc Hàn, Mông Cổ, Latvia, Lithuania, Estonia, Campuchia, Trung Cộng, Ai Cập, Cu Ba, Hoa Kỳ v.v..


Lý luận chính trị: 28 bài về kỹ thuật tuyên truyền, phản tuyên truyền, để thắng được Trung Cộng, chủ nghĩa dân túy, quan hệ Mỹ-Trung, nguồn gốc của bịnh sợ, bịnh lười, bịnh nghiện, đất, biển, đảo, rừng, cây, cá, chim và cơ chế cs v.v..

Tình dân tộc: 14 bài về nỗi đau Việt Nam, nỗi nhớ Sài Gòn, tình yêu nước, tổ quốc, niềm tin vào lịch sử, mất mát tuổi hai mươi, một ngôi đền có tên Việt Nam, Việt Nam có một thời thừa máu, đừng mệt mỏi, hãy làm một giọt nước v.v…

Tình người: 10 bài về hạnh ngộ đầu năm, tình mẹ, tình bạn, tình người, mùa xuân, mùa thu, sông, biển, tâm sự của tử tù v.v...

Tựa: Gs Nguyễn Ngọc Bích (Phát biểu tại DC và Dallas)
Bạt: Ts Bạch Xuân Phẻ
Biên tập: Trần Trung Tín
Thiết kế bìa: Uyên Nguyên
Trình bày nội dung: Đặng Hoàng Lân – Trần Nghi Hạ 
Nhạc Nguyễn Trọng Khôi – Phan Ni Tấn
Cổ Loa xuất bản lần thứ nhất tại Boston, Hoa Kỳ
Tác giả giữ bản quyền
Copyright @ 2017 Trần Trung Đạo
All rights reserved.


Mục lục

I. Kinh nghiệm thế giới

- Suy Nghĩ Bên Đèn Đỏ Ở Nara
- Latvia, Sức Mạnh Của Niềm Tin
- Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học Latvia 
- Ngày Cuối Cùng Cùng Của Chế Độ Cs Liên Xô
- Estonia Và Cách Mạng Hát Hùng Ca
- Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học “Phần Lan Hóa” (Finlandization)
- Hiểm Họa Trung Cộng Và Bài Học Tây Tạng 
- Lý Quang Diệu Và Chính Sách Ngăn Ngừa Cs Tại Singapore
- Chuyện Từ Vùng Biên Giới Bắc-Nam Hàn
- Kim Jong-Un Thử Bom Nguyên Tử Và Phản Ứng Của Tập Cận Bình
- Springsteen Và Barack Obama, Hai Cánh Én Tự Do
- “Dân Cần Minh Bạch” Qua Kinh Nghiệm Mông Cổ
- Tham Vọng Và Nỗi Lo Của Tập Cận Bình
- Đảng 50 Xu Tại Trung Cộng
- Viện Khổng Tử, Cơ Quan Tuyên Truyền Và Tình Báo Trung Cộng
- Tại Sao Thảm Đỏ Đối Với Các Lãnh Đạo Cs Thường Là Một Vấn Đề Quan Trọng?
- Trò Hề “Phát Biểu Trước Quốc Hội” Của Tập Cận Bình
- Tập Cận Bình Chủ Trương Độc Chiếm Biển Đông
- Bài Học Tranh Chấp Biên Giới Giữa Trung Cộng Và Bắc Hàn
- Lenin Và Chính Sách “Tuyên Truyền Tượng Đài” 
- Nguồn Gốc Cộng Sản Của Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 Tháng 3
- Sáu Lý Do Giúp Chế Độ Cs Tồn Tại 
- Bài Học “Thoát Nga” Của Lithuania

II. Lý luận chính trị

- Trung Cộng Không Đáng Sợ 
- Để Thắng Được Trung Cộng 
- “Quyền Lịch Sử” Của Trung Cộng Trên Biển Đông Là Quyền Gì?
- Mao Và Chiến Dịch Tiến Chiếm Hoàng Sa 1974
- Mao Và “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”
- Lãnh Đạo Csvn Trong Quan Hệ Mỹ-Trung 
- Mười Lý Do Nhân Dân Việt Nam Không Chào Đón Tập Cận Bình
- Nhìn Lại Chiến Tranh Việt Nam
- Tháng Tư: Gọi Tên Cuộc Chiến
- Đừng Tưới Nước Lên Gốc Cây Rã Mục
- Qua Cái Chết Của Ông Lê Hiếu Đằng, Nghĩ Về Chọn Lựa Của Hôm Nay
- Kỹ Thuật Tuyên Truyền “Người Thật Chuyện Giả” Dưới Chế Độ Cs
- Đất, Biển, Đảo, Rừng, Cây, Cá, Chim Và Cơ Chế Cs
- Tìm Đâu Ra Minh Bạch?
- Tôn Nữ Thị Ninh, Đại Biểu Xuất Sắc Của “Trí Thức Xã Hội Chủ Nghĩa”
- Bệnh Sợ Dưới Chế Độ Cộng Sản
- Đoàn Xe Tang Trên Đường Phố Hội An
- Ai Sợ Ai?
- Lãnh Tụ Và Thời Đại
- Tượng Đài Cs, Một Gia Tài Không Ai Muốn Nhận
- Việt Nam Không Phải Là Miến Điện
- Nhìn Sang Miến Điện, Nhìn Lại Việt Nam Đang Thiếu Ai?
- Fidel Castro Chết, Nên Vui Hay Buồn?
- Chủ Nghĩa Dân Túy Mỹ Và Donald Trump
- Bệnh Nghiện Rượu Dưới Chế Độ Cộng Sản
- Bệnh Lười Dưới Chế Độ Cs 
- Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người
- Tổng Thống Trump Và “Chính Sách Một Trung Quốc” 

III. Tình tự dân tộc

- Niềm Đau Madrid, Nỗi Nhớ Sài Gòn 
- Không Gì Thiêng Liêng Hơn Tổ Quốc
- “Thay Đổi Nhận Thức, Thay Đổi Tương Lai”
- Hãy Làm Một Giọt Nước
- Nỗi Đau Sẽ Không Dứt Nếu Không Biết Tại Sao Đau
- Đừng Để Lại Một Ngôi Đền 
- Phải Chăng Lòng Yêu Nước Đã Tới Hồi Mệt Mỏi?
- Hãy Vững Tin Vào Lịch Sử 
- Món Nợ Tuổi Hai Mươi
- Những Ngày Tháng Tới
- Tiếng Hát Lộc Vàng
- Bối Cảnh Việt Nam Qua Phim The Shawshank Redemption
- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Ai Sẽ Nói Thay Em?
- Việt Nam, Một Thời Thừa Máu.

IV. Tình người

- Hạnh Ngộ Đầu Năm
- Thì Thầm Với Mùa Thu
- Tình Bạn
- Tình Người Như Mùa Xuân
- Lễ Thọ Giới Của Một Tử Tù 
- Hai Tử Tù Và Tình Mẹ
- Sự Im Lặng Của Biển
- Nguyện Ước Rất Là Thơ Của Mẹ
- Tâm Sự Với Mùa Xuân
- Bắt Đầu Từ Đó

Tác phẩm Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người cũng được xem như là Chính Luận Trần Trung Đạo II. Chính Luận Trần Trung Đạo I, dày 600 trang, đã được xuất bản vào tháng 7, 2015. Để nhận một hay cả hai tác phẩm, xin liên lạc Nhà Xuất Bản Cổ Loa theo địa chỉ email: nhaxuatbancoloa@gmail.com

http://danlambaovn.blogspot.com/2017/06/gioi-thieu-tac-pham-banh-mi-ai-cap-ca.html

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái

Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái


Có lẽ khi tận mắt quan sát khu dinh thự đang bị thanh tra của bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, nhiều người sẽ cảm thấy “sững sờ” trước vẻ bề thế của cụm công trình này…
Dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý nằm trong khu vui chơi của phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý nằm trong khu vui chơi của phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.Phía trước biệt thự tựa núi, nhà sàn và nhà thờ của gia đình ông Quý là hồ nước tuyệt đẹp.
Phía trước biệt thự tựa núi, nhà sàn và nhà thờ của gia đình ông Quý là hồ nước tuyệt đẹp.
Khu dinh thự của gia đình ông Quý chiếm hơn 13.000m2.
Khu dinh thự của gia đình ông Quý chiếm hơn 13.000m2.
Theo quan sát, khu dinh thự khủng này gồm các công trình như biệt thự, nhà sàn, nhà thờ, hồ nước...
Theo quan sát, khu dinh thự “khủng” này gồm các công trình như biệt thự, nhà sàn, nhà thờ, hồ nước…
 
... phía sau được bố trí trồng cây theo các bậc thang bám vào triền đồi.
… phía sau được bố trí trồng cây theo các bậc thang bám vào triền đồi.Biệt thự và nhà sàn sát nhau.
Biệt thự và nhà sàn sát nhau.
Biệt thự được sơn màu trắng và thiết kế khá hiện đại.
Biệt thự được sơn màu trắng và thiết kế khá hiện đại.Nhà thờ được xây dựng sát khu tường bao, phía trước được trang trí hòn non bộ.
Nhà thờ được xây dựng sát khu tường bao, phía trước được trang trí hòn non bộ.
Nhà sàn được thiết kế khá đơn giản. Đây là khu dinh thự mới được đưa vào sử dụng nên diện tích cây xanh bao phủ còn ít.
Nhà sàn được thiết kế khá đơn giản. Đây là khu dinh thự mới được đưa vào sử dụng nên diện tích cây xanh bao phủ còn ít.
Hồ nước được thiết kế với một cây cầu dây văng bắc qua, càng tạo thêm điểm nhấn cho khu dinh thự của gia đình ông Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Hồ nước được thiết kế với một cây cầu dây văng bắc qua, càng tạo thêm điểm nhấn cho khu dinh thự của gia đình ông Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Ngày 9/6, ông Trần Nhật Tân, chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng khu dinh cơ của gia đình ông Giám đốc Sở TN - MT. Thời hạn thanh tra được nêu trong vòng 45 ngày, không tính ngày nghỉ, ngày lễ.
Ngày 9/6, ông Trần Nhật Tân, chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng khu dinh cơ của gia đình ông Giám đốc Sở TN – MT. Thời hạn thanh tra được nêu trong vòng 45 ngày, không tính ngày nghỉ, ngày lễ.
Nguyễn Dương – Toàn Vũ/dantri.com.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

ĐBQH lo tình trạng chạy khỏi Tổ quốc khi vi phạm pháp luật để an thân

 Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong nêu sự bất an về tình trạng "chạy khỏi Tổ quốc đến nơi VN chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân".

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay, nhiều ĐBQH bày tỏ nhất trí với báo cáo của Chính phủ với nhiều điểm sáng, chỉ số phát triển khả quan và nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững như: Đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp, quy hoạch, phát triển nông sản thế mạnh, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, cả nước giải cứu nông sản...
Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong nêu lên 6 bất an mà nhân dân bức xúc và đề nghị QH, Chính phủ chú trọng thêm.
CLIP ĐB ĐẶNG THUẦN PHONG PHÁT BIỂU:
 
Bất an đầu tiên được ông đặt vấn đề là tại sao chỉ có mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi có cả hệ thống chính trị, chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng.
Đặng Thuần Phong,chạy bỏ Tổ quốc,tham nhũng,chạy án
Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong. Ảnh: Hoàng Anh
Thứ 2, theo ông, tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.
"Tiền của dân, chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động", ĐB Phong cảnh báo.
Thứ 3 là xuất hiện dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết,  hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.
"Chỉ số bây giờ mỗi người dân VN thể đang gánh 1.000 USD nợ lãi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư cho phát triển chưa ngang bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng. Như vậy chúng ta làm 1 đồng nhưng xài 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn", ông Phong nói.
Thứ 4, thương mại hóa các quan hệ xã hội, đồng tiền đãchi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền. Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách.
Minh chứng là tình trạng "chạy": "Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ, học phổ thông các cấp và vào ĐH cũng phải chạy trường, chạy lớp, rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án, thậm chí chạy bỏ Tổ quốc đến nơi VN chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân".
Thứ 5, dân không thể an tâm khi rừng đã hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau dần cạn kiệt, đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả.
Hay chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư, thiếu trách nhiệm trong khẳng định, đánh giá từng bước biến Việt Nam thành điểm đến của công nghiệp rác, công nghệ lạc hậu và hệ luỵ môi trường không sao phản hồi khi sông đã chết, đất chết và biển chết.
Bất an thứ 6 là về an toàn sống, bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây.
"Mỗi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến", Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội nói.
Bấm nút tranh luận, Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng hiện không chỉ có mỗi Chính phủ liêm chính.
"Hiện Đảng đang lãnh đạo thực hiện nghị quyết TƯ 4, TP.HCM và nhiều cấp uỷ khác đang thực hiện điều này rất tốt, rất quyết liệt với ý thức chính trị rất cao đối với đất nước, với toàn dân và đối với sự vững mạnh của Đảng”, ĐB Quyết Tâm nói.
Theo ĐB, thời gian qua, Đảng, TƯ đã có chỉ đạo xử lý trách nhiệm những vụ tham nhũng, tiêu cực với người đứng đầu rất nghiêm túc. Dù có thể chưa được như mong muốn của nhân dân nhưng qua những lần tiếp xúc, cử tri cho biết rất phấn khởi với những kết quả bước đầu.
"Hiệu, ứng vấn đề này đang rất tốt để thấy không phải chỉ Chính phủ tuyên bố liêm chính thì mỗi Chính phủ mà hiện nay cả hệ thống chính trị cũng rất quyết tâm, thể hiện ý chí chính trị để đất nước phát triển. Tại TP.HCM đang thực hiện rất mạnh mẽ  điều này”- ĐB Quyết tâm nhấn mạnh.
Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ PVC; truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

Các đường chính ngạch đã được kiểm tra nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói.
Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh!

Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh!

Có một số bác sỹ trong nước cũng đưa người thân sang các nước lân cận để chữa bệnh. Vì sao bệnh viện nước ngoài “hút” bệnh nhân Việt Nam đến vậy?
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.
Hương Quỳnh - Thúy Hạnh - Huy Phúc - Nguồn clip: VTV
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bat-an-chay-bo-to-quoc-khi-vi-pham-phap-luat-de-an-than-377433.html    

Đại biểu Quốc hội nêu 6 bất an của người Việt

Đại biểu Quốc hội nêu 6 bất an của người Việt

Ông Đặng Thuần Phong cho rằng người dân đang có nhiều nỗi lo lắng, từ tình trạng tham nhũng, lãng phí cho đến ô nhiễm môi trường.


Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 9/6, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã làm nóng nghị trường, khi thẳng thắn nêu 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là "nỗi bất an của người Việt Nam".
Đầu tiên, ông nêu vấn đề về Chính phủ hành động, kiến tạo, liêm chính và cho rằng "chức năng của Chính phủ đúng là kiến tạo", nhưng còn hành động - liêm chính thì cần phải mở rộng ra cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Tiếp theo, ông cho rằng, tham nhũng, lãng phí quá lớn và chưa được chặn đứng là vấn nạn đưa quốc gia đến bờ vực của sa sút lòng tin. "Tiền người dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi, nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức báo động", ông nói.
dai-bieu-quoc-hoi-neu-6-bat-an-cua-nguoi-viet
Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Võ Hải
Nội dung thứ ba đại biểu Phong đề cập đến là việc xuất hiện dấu hiệu mất cân đối ngân sách, tính ổn định bền vững của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm; các yếu tố tăng trưởng chưa được tận dụng hết, đặc biệt là nặng về đầu tư công trong khi hiệu quả đầu tư thấp, nợ công còn cao. Theo chỉ số nợ công thì hiện mỗi người dân Việt Nam có thể gánh 1.000 USD và xu hướng còn tăng trong những năm tới.
"Áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư phát triển chưa cân bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi ba lần tăng trưởng, nghĩa là làm 1 đồng tiêu 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn", ông Phong nói.
Đại biểu tỉnh Bến Tre cũng bày tỏ bức xúc trước tình trạng "thương mại hoá các quan hệ xã hội". Theo ông, đồng tiền đã chi phối nhiều hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của cơ quan công quyền trong nhiều trường hợp.
"Đồng tiền đã làm suy thoái, có lúc dẫn dắt cả chính sách", ông nói và nêu minh chứng về hiện tượng "chạy chọt" ở Việt Nam.
"Trong bụng mẹ là chạy chỗ sinh đẻ, đi học phổ thông các cấp và đại học thì chạy trường, chạy lớp, chạy điểm; tuyển dụng thì chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển; vi phạm pháp luật thì chạy truy tố, chạy án, thậm chí chạy khỏi tổ quốc, đến nơi Việt Nam chưa ký kết hiệp định dẫn độ để an thân", ông Phong phát biểu.
Ngoài ra, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, người dân Việt Nam hiện không thể an tâm khi nhiều nơi rừng đã hết, có chỗ biển gặp sự cố môi trường nặng nề, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau dần cạn kiệt. Đất ở, đất sản xuất cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không có, trong khi đất nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn phát canh thu tô.
Ông cũng lo ngại về chính sách trải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư nhưng thiếu trách nhiệm trong thẩm định, đánh giá dự án khiến từng bước biến Việt Nam thành điểm đến của công nghiệp rác, công nghệ lạc hậu.
"Đừng vì những lợi ích tức thời mà buông bỏ tương lai dân tộc. Tiền có thể nhiều đến đâu cũng không mua lại được môi trường tươi đẹp đã mất", ông Phong nói.
Cuối cùng, đại biểu Phong đề cập đến bất an trong cuộc sống hàng ngày. Ăn cơm thì sợ an toàn vệ sinh thực phẩm, bước ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp.
"Mỗi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến", đại biểu Phong nhấn mạnh.
dai-bieu-quoc-hoi-neu-6-bat-an-cua-nguoi-viet-1
Phó bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Võ Hải
Đăng ký tranh luận với đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay, bà rất tôn trọng tuyên bố của Chính phủ là xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Tuy nhiên theo bà, không phải chỉ có một mình Chính phủ làm mà tại TP HCM cũng như nhiều tỉnh, thành đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng rất quyết liệt với ý thức chính trị cao.
"Trong quá trình đó, Đảng và Trung ương có những chỉ đạo về xử lý tiêu cực, tham nhũng, gồm cả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Có thể chưa được như mong muốn, nhưng những cử tri mà tôi tiếp xúc rất phấn khởi với kết quả bước đầu, hiệu ứng rất tốt. Chúng ta phải thực hiện để Đảng mạnh, dân tin, đất nước phát triển", bà Tâm nói.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-neu-6-bat-an-cua-nguoi-viet-3597217.html
Hoàng Thùy