Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Vụ VN Pharma: Lãnh đạo Cục quản lý Dược phải chịu trách nhiệm hình sự?

Vụ VN Pharma: Lãnh đạo Cục quản lý Dược phải chịu trách nhiệm hình sự? 

Luật sư Trần Tuấn Anh: Về vụ VN Pharma, muốn an lòng dân, Bộ Y tế phải đứng ra khắc phục và bồi thường chứ đừng có giải trình.

Phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Minh Hùng (TGĐ VN Pharma) cùng đồng phạm buôn thuốc ung thư giả đã khép lại với mức án cao nhất 12 năm tù giam. Nhưng điều dư luận rất bức xúc và đặt câu hỏi rằng: vì sao lãnh đạo VN Pharma buôn thuốc giả sao mà lại xử tội buôn lậu?
Liên quan đến vấn đề này, trả lời phỏng vấn phóng viên, luật sư Trần Tuấn Anh thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) cho rằng: “Nếu xét góc độ cấu thành tội phạm tội hình sự, tôi cho rằng, cơ quan điều tra, Tòa án Nhân dân TP HCM khởi tố điều tra và truy tố về tội danh buôn lậu là không đúng với bản chất của sự việc và yếu tố cấu hành tội phạm”.

  Các bị cáo tại phiên toà - Ảnh; Quốc Chiến/NLĐ
Luật sư Trần Tuấn Anh nêu ví dụ, việc buôn lậu là đưa hàng qua biên giới và không thực hiện việc khai báo hải quan. Tuy nhiên, trong vụ án này lại khác, vì tất cả các lô hàng đều được cấp phép của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) và đều được mở thủ tục khai hải quan, thực hiện việc nhập khẩu theo đúng quy định chứ không thể đưa vào tội buôn lậu được.
Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, trong Luật hình sự Việt Nam có 1 tội danh tương ứng các hành vi đó là buôn bán hàng giả và cụ thể là thuốc chữa bệnh. Trong đó, có 2 đặc điểm: giả về hình thức (tức là bao bì, nhãn mác) và giả về chất lượng.
Cụ thể, ở đây, các thuốc chữa bệnh ung thư nhưng lại không có chức năng chữa bệnh ung thư được coi như giả về chất lượng. Vì vậy, các đối tượng trên đã phạm vào tội buôn bán hàng giả (thuốc chữa bệnh) với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Luật sư Tuấn Anh đặt câu hỏi: Vì sao với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước, Cục quản lý Dược lại không nắm được vấn đề mà vẫn cấp phép và cho nhập để sử dụng trong nước? Điều này, chứng tỏ rằng, Cục quản lý Dược đang buôn lỏng quản lý. Điều này cũng thể hiện bằng việc Tòa án Nhân dân TP HCM kiến nghị cơ quan điều tra về sai phạm hình sự liên quan công tác quản lý của Cục và thậm chí là đồng phạm với các đối tượng có hành vi phạm tội này ở VN Pharma.
Luật sư Tuấn Anh nhấn mạnh: “Việc Tòa án Nhân dân TP HCM kiến nghị cơ quan điều tra cũng là cách chắc chắn để việc điều tra được thực hiện lại từ đầu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam khi phát hiện hành vi tội phạm (ở đây là hành vi của những người ở Cục quản lý dược), HĐXX hoàn toàn có đủ thẩm quyền để khởi tố vụ án ngay tại phiên xét xử và chuyển cơ quan điều tra để điều tra làm rõ chứ không cần thiết kiến nghị điều tra thêm nữa”.
Lý giải điều này, Luật sư Tuấn Anh cho rằng: trong câu chuyện này, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, những đối tượng khác ngoài những người bị đưa ra xét xử có yếu tố phạm tội, đồng phạm hoặc thiếu trách nhiệm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hàng chục tỉ đồng và thuốc không hề có tác dụng chữa bệnh.
“Nếu xét về ngành, đây là sự vi phạm đạo đức trắng trợn và nghiêm trọng của những người thực hiện hành vi khi họ trục lợi trên nỗi đau của những bệnh nhân ung thư. Đây là sự vô cảm, trục lợi trên nỗi đau người bệnh. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức, đạo đức của những người kinh doanh buôn bán thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng, làm cho người bệnh tốt hơn đỡ đau hơn hoặc kéo dài cuộc sống hơn.
Họ thừa hiểu rằng, những bệnh nhân ung thư gần như không có cách nào cứu chữa mà chỉ có thể kéo dài sự sống của họ. Thế nhưng, những đối tượng này đã sẵn sàng quảng cáo trắng trợn nhằm làm người bệnh tin rằng họ đang uống thuốc có thể chữa được, có tác dụng kéo dài cuộc sống. Như vậy, đó là một sự giả dối cần phải lên án. Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc của VN Pharma mà nghe được thông tin thuốc giả này là một cú sốc tâm lý cực lớn và có lẽ họ sẽ khó chịu đựng được nỗi đau này”- Luật sư Tuấn Anh bức xúc.
Luật sư Tuấn Anh khẳng định, vụ việc VN Pharma, trách nhiệm cao nhất là thuộc Bộ Y tế. Sau đó, Cục trưởng là người trực tiếp. Bộ Y tế đang có vấn đề trong cách điều hành, quản lý nhân sự, cách bổ nhiệm cán bộ. Nếu Bộ bổ nhiệm cán bộ có năng lực, có tầm và có tâm thì sẽ không bao giờ xảy ra sự việc đau lòng như ngày hôm nay.
Luật sư Tuấn Anh cho biết, ông không đồng tình với cách giải thích của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trên báo chí vừa qua. Rõ ràng, trong bất cứ hoạt động nào thuộc sự quản lý của Bộ thì phải chịu trách nhiệm. Vì Bộ Y tế là cơ quan chủ quản của Cục quản lý Dược và cấp dưới không làm tròn được nhiệm vụ quản lý thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về người đứng đầu của Bộ.
Lúc này, ngành không phải đứng để đùn đẩy trách nhiệm cho ai hay cho cấp dưới của mình. Chúng ta không chỉ làm chuyên môn mà còn làm công tác cán bộ. Cán bộ của mình làm sai, người đứng đầu phải nhận trách nhiệm ngay lập tức và khắc phục sự cố chứ không có chuyện trong thời gian dài như vậy mà người đứng đầu ngành lại không biết. Đến lúc các cơ quan báo chí phanh phui, cơ quan điều tra vào cuộc mới làm rõ trách nhiệm được.

Luật sư Tuấn Anh khẳng định: “Người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm đối với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng này" (Trong ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguồn ảnh: Vietnamnet)
Như đã phân tích ở trên, việc này đã thể hiện khá rõ khi Tòa án Nhân dân TP HCM kiến nghị điều tra về sai phạm ở Cục quản lý dược. Bộ Y tế không thể nói là vô can. Dù công ty ở TP HCM hay ở vùng sâu vùng xa nhưng trách nhiệm quản lý và cấp phép là Cục quản lý dược/Bộ Y tế. Như vậy, người đứng đầu ngành không thể đùn đẩy trách nhiệm xuống cấp dưới và vô cảm như vậy được.
Dư luận nghi ngại là vì sao 1 công ty con như VN Pharma mới thành lập được 2 năm nhưng đến tháng 5/2014 làm nhiều người trong ngành dược ngạc nhiên vì trúng thầu 46 mặt hàng trị giá 267 tỉ đồng. Liệu sau đó có vấn đề gì không?
Tất cả sự bức xúc xã hội là có thật, phạt Pharma là có thật.
Nguyên nhân vì sao? Chính là sự buông lỏng quản lý về nhân sự, chất lượng thuốc, không kiểm tra, kiểm soát kỹ của Bộ đẫn tới hậu quả không lường như hiện nay. Và dư luận cũng nghi ngờ rằng những lô thuốc trước kia của Pharma cung cấp chất lượng ra sao?, Người dùng thuốc ảnh hưởng ra sao? Chúng ta đã có điều tra và đánh giá cụ thể hay chưa?
Bộ Y tế có dám đưa những người đã từng dùng thuốc của VN Pharma làm xét nghiệm xem tiến trình bệnh của họ ra sao?. Bồi thường cho họ tổn thất tinh thần và sức khỏe, thậm chí là những người đã mất được không?.
Bộ Y tế phải chỉ đạo các bệnh viện thăm khám miễn phí, đánh giá tác động của thuốc giả lên người bệnh như thế nào. Đấy là những điều Bộ Y tế cần làm, chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới của mình và rồi đi giải trình để khẳng định lại uy tín cho ngành.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất hiện, đập tan tin đồn về sức khỏe

Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất hiện, đập tan tin đồn về sức khỏe

10h sáng nay 28-8, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Herminio López Díaz.

Chủ tịch nước tiếp đại sứ Cuba – Ảnh: NHAN SÁNG


Sáng 28/8/2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đồng chí Herminio Lopez Diaz, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Cuba tại Việt Nam đén chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN

Sau khoảng 1 tháng vắng bóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì sự xuất hiện này của ông Quang đã đập tan những tin đồn liên quan tới sức khỏe cũng như việc đầu độc, đấu đá bên trong nội bộ giai tầng lãnh đạo Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm về sự kiện này.
Nguồn: TuoiTre

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Chuyện gì đã xảy ra vào năm 1945?

Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Có lẽ đa số các bạn đều đã được giáo dục rằng biến cố lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám” (CMT8) là một “mốc son đánh dấu nước ta thoát khỏi ách đô hộ của Pháp và gông xiềng Nhật”. Cuộc “cách mạng” này đã dẫn tới sự kiện mà ngày nay chúng ta gọi là “Quốc khánh” – mồng 2/9. Thêm nữa, năm 1945 đánh dấu nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử Việt Nam, thảm cảnh 2 triệu đồng bào chết đói đã trở thành nổi ám ảnh qua nhiều thế hệ gia đình Bắc Việt Nam.

Thế nhưng, lịch sử thì luôn phức tạp hơn những gì mà chúng ta vẫn được tuyên truyền. Và tuy nhiều bạn đã nắm rõ sự thật về cuộc nội chiến kéo dài 21 năm sau biến cố đó, song về sự kiện diễn ra vào ngày này cách đây 72 năm thì vẫn rất mơ hồ. Vậy rốt cục thì chuyện gì đã xảy ra vào quãng thời gian này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới một góc nhìn khác.

1. Trước CMT8, Việt Nam tồn tại mấy thế lực ?

Có thể nói rằng tại Việt Nam thời kỳ đó tồn tại rất nhiều thế lực chính trị khác nhau: Pháp có, Nhật có, cũng như một chính phủ độc lập về mặt chính trị song vẫn phụ thuộc vào quân sự của Nhật với tên gọi “Đế quốc Việt Nam”. Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự xuất hiện thầm lặng tới tưởng chừng như vô hình của Mỹ và hiển nhiên là phe cánh Việt Minh.
Điều đáng chú ý nhất ở đây là về chính phủ Đế quốc Việt Nam của Trần Trọng Kim - một trong những thể chế Dân chủ đầu tiên, được triều đình phong kiến ủng hộ và là nền móng quan trọng cho sự hình thành của Việt Nam Cộng Hoà sau này, dù chỉ tồn tại trong vòng 4 tháng (17-04-1945 đến 19-08-1945).

+ Chính phủ Trần Trọng Kim :

Chính phủ Trần Trọng Kim có thể nói là một tai nạn lịch sử, vì sao nói là một tai nạn lịch sử? Điều này đã được ông thừa nhận trong hồi ký của mình. Lúc ấy ông giáo gần lục tuần đã phải ngồi vào bàn cờ chính trị, đối mặt với một đất nước nghèo đói. Sau này trong hồi ký của ông, vị thủ tướng bất đắc dĩ này đã kể lại rằng sau gần mười ngày chờ đợi và cứ cách ba bốn hôm ông lại đến gặp cố vấn tối cao Nhật - Yuichi Tsuchihashi để hỏi tin tức về ông Diệm để được trả lời là “chưa biết ông Diệm ở đâu” sau là “ông Diệm đau chưa về được”, rồi vì vua Bảo Đại “sốt ruột, triệu tôi vào bảo chịu khó lập chính phủ mới”. Tâm sự của hai người đã được giãi bày qua lời kể lại sau đây.

“Ngài (vua Bảo Đại) nói:”Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng:- Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin Ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.”

Đến thời điểm này ta đã thấy cụ Diệm đã là một người có tiếng nói trên chính trường, sau thời gian du học tại Pháp và biến cố tháng 8 đã ngăn cản ông quay về tiếp quản Quốc gia, trong nước ông Nhu - em của cụ Diệm đã thành lập một đảng riêng hoạt động bí mật dưới con mắt dè chừng của Pháp tại chính tư dinh ở Đà Lạt sau khi vua Bảo Đại thoái vị về đây sinh sống. Tiếp nữa, ông đã mở rộng hoạt động xuống đến tận sài Gòn chờ ngày anh trai về nước nhậm chức Tổng thống Quốc gia đa nguyên đầu tiên trong lịch sử nước nhà mang tên gọi Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1955 - dưới sự chấp thuận của vua Bảo Đại, lúc này đã lưu vong sang Pháp, trở thành kẻ tội nghiệp cho chính những điều mình không gây ra.

Vì mới thành lập quân đội của Đế quốc Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào quân Nhật, kẻ thua cuộc sau Thế Chiến II, đã đầu hàng và khát vọng duy nhất của Nhật không còn là lợi ích kinh tế và quân sự mà là làm sao khôi phục lại tầm ảnh hưởng bằng hình thức "Khối Đại Đông Á" của mình, tư tưởng này đã được ông Chương - tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của Việt Nam, cha đẻ của bà Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân bảo rằng "Ít ra Nhật không đánh giá sự ưu việt qua màu da như Pháp". CP Quốc gia Việt Nam đã thi hành nhiều cải cách dưới bàn tay hậu thuẫn của cựu hoàng Bảo Đại : Ủy Ban dư thảo Hiếp Pháp do gồm 15 thành viên ; Ủy ban cải cách cai trị, tư pháp và tài chánh ; Ủy ban cải cách giáo dục ; cuối cùng ngày 1-7-1945 vua Bảo Đại ban hành bô luật thành lập Hội đồng tư vấn Quốc gia gồm cả ba ủy ban cải cách trên).

Và Trần Trọng Kim đã thành lập được một chính phủ với danh sách các bộ trưởng được đệ trình lên nhà vua vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1945. Chính phủ đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập này gồm có một thủ tướng với danh xưng nội các tổng trưởng và mười bộ trưởng với hai người là giáo sư, bốn người là y sĩ, bốn người là luật sư và một người là kỹ sư. Đây là lần đầu danh xưng bộ trưởng đã dùng thay cho danh xưng thượng thư, cùng với sự xuất hiện của nhiều bộ mới như ngoại giao, thanh niên, y tế, tiếp tế… nhằm đáp ứng nhu cầu của thời cuộc, thay vì chỉ có lục bộ như thời trước. Trong số các bộ, không bộ quốc phòng. Trần Trọng Kim trong hồi ký của ông có giải thích điều này bằng nhiều lý lẽ, nhưng sự thiếu vắng bộ quốc phòng đã gây ra cho chính phủ của ông nhiều trở ngại khi tình thế thay đổi và nhất là khi quân Nhật bị giải giáp và Việt Minh cướp chính quyền.

Tìm hiểu về con người Trần Trọng Kim, với bản chất là một nhà giáo, một tác giả của bộ sách Giáo Khoa Thư cho đến hiện tại người ta vẫn còn in lại và vẫn còn ưa đọc và viết nhiều về nó, với bản chất là một nhà nghiên cứu về lịch sử, triết học, một dịch giả của thơ Đường, đặc biệt là Việt Nam Sử Lược, một tác phẩm vừa là giáo khoa, vừa là nghiên cứu phổ thông cho đến những ngày hiện tại vẫn còn được nhiều người tin cậy và cẩn trọng giữ gìn.

Là một nhà giáo và một nhà nghiên cứu không đảng phái, không bè đảng, không có sẵn người, "nhà chính trị bất đắc dĩ " đã dựa theo tiêu chuẩn phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục. Về giáo dục, chính phủ chủ trương dùng quốc ngữ giảng dạy thay chữ Pháp, và rất chú trọng đến ngành giáo dục kỹ thuật. Cầm quyền chưa được hai tháng, vào ngày 8- 6-1945, chính phủ quy định rằng từ đây, chữ quốc ngữ và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức ở các công sở và trường học. Trong trường học, Pháp văn được giảng dạy như một ngoại ngữ. Kỳ thi tiểu học năm nay là kỳ thi đầu tiên bằng quốc ngữ, và dự định sẽ dùng quốc ngữ trong các kỳ thi cao hơn. Chương trình trung tiểu học được Việt Nam hóa, do bộ trưởng bộ Giáo dục Hoàng Xuân Hãn đưa ra. Chương trình này là nền tảng căn bản cho chương trình giáo dục của các chính phủ trong chính thể Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa sau này.

Vượt qua tất cả mọi khó khăn, Trần Trọng Kim và các cộng sự viên của ông đã vạch ra những mục tiêu và chương trình hành động cụ thể và thực tế, từ những việc làm có tính các tương trưng như đổi quốc hiệu thành Việt Nam, đổi quốc kỳ, duyệt lại quốc ca… đến cứu đói, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ, bắt các quan ở các tỉnh phải trực tiếp liên lạc với chính phủ Việt Nam và cấm họ liên lạc trực tiếp với người Nhật như họ vẫn liên lạc với người Pháp trước kia, Việt Nam hóa nền giáo dục, cải tổ thuế má, tư pháp, vận động thanh niên sinh viên và cả quần chúng nói chung tham gia sinh hoạt chánh trị, xã hội, lập các hội đồng tư vấn địa phương và vận dụng mọi khả năng để thực hiện.

Các đoàn thanh niên này góp phần đắc lực trong việc vận động cứu đói đồng bào Bắc Bộ. Từ đó ý thức xã hội và tinh thần dân tộc quật khởi mạnh mẽ trong giới thanh niên. Phong trào thanh niên đang hăng say hoạt động, thì chính phủ Trần Trọng Kim từ chức sau khi Nhật bại trận.

Điều này khẳng định không riêng Trần Trọng Kim mà luôn cả Bảo Đại “không phải là “bù nhìn” của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thưc tại chứ không phải “bánh vẽ”, nhất là so với những điều kiện của một “quốc gia tự do” và viễn tượng thống nhất mơ hồ như trong hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba 1946 mà Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao Ủy Bollaert”.

Sự thành lập của chính phủ Trần Trọng Kim đã đánh dấu việc đầu tiên nước ta chính thức mang quốc hiệu "Việt Nam" - và sẽ còn giá trị đến mãi sau này .

+ Còn về thế lực của Mỹ? Điều này nghe có vẻ bất ngờ nhưng hóa ra lại không vì từ năm 1932 OSS (tiền thân của CIA) đã ngấm ngầm can thiệp bảo vệ Nguyễn Ái Quốc khỏi bị tử hình tại Trung Quốc. Vào sự kiện ngày 2/9/1945 diễn ra ở Quảng trường Ba Đình, một đội đặc nhiệm mang tên "Nai Vàng" đã ầm thầm theo bảo vệ lãnh đạo của Việt Minh. Nhưng vì ông ta là một con người của Công Sản III với mục tiêu: ''Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, làm thất bại các chính phủ trong chiến tranh'', nghĩa là đi tìm kiếm sự độc tôn đảng phái bằng con đường bạo lực vũ trang, thà hy sinh máu của đồng bào chứ không chịu chấp nhận một nền dân chủ được Mỹ hậu thuẫn như VNCH đã làm sau này.

2. Về nạn đói Năm Ất Dậu 1945

+ Nạn đói xảy xa có phải hoàn toàn do Nhật và Pháp?

Trước nạn đói năm ấy, ngay từ khoảng đầu Thế chiến thứ hai, các gia đình miền Bắc đã phải sống dưới khẩu phần cho một người, và cơn đói luôn âm ỉ đâu đó trong lòng đồng bào. Ta có thể thấy qua một số tác phẩm đương thời như “Tắt Đèn” (Ngô Tất Tố), “Một bữa no” hay “Lão Hạc” (Nam Cao). Nạn đói bùng lên từ ngọn lửa âm ỉ đó vào năm Ất Dậu cùng với những thất bát về mùa vụ chỉ vô tình tô đậm bức tranh xơ xác thêm một mảng màu đen.

+ Nhà nước non trẻ của Trần Trọng Kim đã có động thái gì ?

Một trong những chương trình hành động khẩn cấp của chính phủ Trần Trọng Kim là giải quyết nạn đói ở Bắc bộ. Nạn đói bắt đầu từ mùa đông năm 1944, lúc đó còn Pháp thuộc. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.

Khi chính phủ mới được thành lập (17-4-1945), chính phủ Trần Trọng Kim ra lệnh bãi bỏ việc bắt buộc nông gia bán lúa gạo cho nhà nước, và để cho dân chúng tự do buôn bán gạo. Điều nầy có nghĩa là những quy định trước đây về số lượng lúa gạo phải bán cho nhà nước theo diện tích canh tác cũng bị bãi bỏ. Người dân được tự do vận chuyển buôn bán gạo dưới 50 kí lô mà không cần phải có giấy phép của chính quyền.

Ở các tỉnh, những ngân hàng nông nghiệp sẽ phụ trách mua gạo cho nhu cầu quân sự hay nhu cầu thực phẩm của chính quyền dưới sự kiểm soát của tỉnh trưởng. Những người nghèo đói còn sống sót và những người vô gia cư được chính phủ tập trung vào những nhà nuôi dưỡng đặc biệt để phục hồi dần dần.

Vua Bảo Đại ra sắc chỉ ngày 23-5-1945 hủy bỏ nợ nần do các tiểu nông vay tiền nhà nước trước đây. Chính phủ cho hạ thấp mức thuế nông dân phải đóng góp. Bộ trưởng bộ Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí đến Sài Gòn vào đầu tháng 6-1945 để thương thuyết với người Nhật nhằm thay đổi phương cách chở gạo từ Nam ra Bắc.

Để tránh bị phi cơ Đồng minh oanh tạc, gạo sẽ được chở bằng các đoàn thuyền buồm thuê của thường dân. Bộ trưởng Nguyễn Hữu Thí còn đề nghị đưa 1,000,000 dân từ Bắc bộ và Trung bộ vào định cư ở Nam bộ. Những chuyến xe hay những chiếc ghe chở gạo từ Nam ra Bắc, khi quay trở về, thì chở di dân vào Nam lập nghiệp

Ngày 30-6-1945, chính phủ Trần Trọng Kim cho đánh thuế du hý (vui chơi, giải trí) để lấy tiền tài trợ cho những hoạt động cứu đói ở Bắc bộ. Chính phủ mở chiến dịch báo chí thông tin về những bất hạnh của đồng bào Bắc Bộ để kêu gọi dân chúng tiếp tay cứu trợ. Những cuộc lạc quyên được tổ chức trên toàn quốc. Chiến dịch này đã đem đến nhiều thành quả tích cực.

Tại Hà Nội, vào tháng 5-1945, Tổng hội Cứu tế quyên được 782,403 đồng. Với số tiền này, Tổng hội đã mua được từ kho nhà nước 1,476 tấn gạo phát chẩn cứu đói. Ủy ban Cứu tế Trung ương giúp đỡ Bắc bộ tại Huế và Ủy ban tương trợ giúp đỡ những nạn nhân Bắc bộ tại Sài Gòn, được thành lập. Số tiền quyên góp được dùng mua gạo chở ra giúp đỡ đồng bào đất Bắc.

Tại Nam Bộ, chỉ nội trong tháng 5-1945, hơn 20 hội chẩn tế ra đời, và trong vòng một tháng đã quyên được 1,677,886 đồng, kể cả 481,570 đồng mua và chuyên chở 1,592 tấn gạo ra Bắc giúp cứu đói.

Nổi bật hơn cả và cao đẹp là hình ảnh Hoàng hậu Nam Phương gỡ bỏ trang sức trên người quyên góp cho Hội, hình ảnh đẹp này đã diễn ra dưới thời kỳ Quốc Gia Việt Nam chứ không phải là chế độ VNDCCH như chúng ta vẫn được tuyên truyền.

Đây là lần đầu tiên giới trẻ Việt Nam thực sự bắt tay vào hoạt động xã hội. Những biện pháp của chính phủ cùng sự tiếp tay của đồng bào toàn quốc, đã làm cho tình hình Bắc Bộ nhanh chóng trở lại bình thường. Vẫn còn một vài nơi người nghèo sắp hàng trước các điểm phân phối thực phẩm miễn phí, nhưng nói chung tình hình khá ổn định vào tháng 6-1945.

Nạn đói tưởng đã qua đi. Mặc dầu "Ủy ban Bảo vệ và Giám sát đê điều" được thành lập để lo việc giữ đê, ngăn ngừa nước dâng lên gây lụt lội, nhưng bất ngờ những cơn mưa như thác đổ vào tháng 8-1945 đã tràn ngập tất cả các cánh đồng các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Sơn Tây, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Hải Dương. Nạn mất mùa trở lại. Vài nơi thiếu gạo, dân chúng đã phải ăn cả lúa giống để dành làm vụ mùa sau.

+ Cộng Sản quấy rối:

Theo những gì chúng ta biết, khi nạn đói xảy ra năm 1945, đảng Cộng Sản Đông Dương và Việt Minh lên án Pháp và Nhật là tác nhân gây ra nạn đói, và chống việc trưng mua lúa gạo.

Việt Minh (VM) đả kích chính phủ Trần Trọng Kim, kích động dân chúng lăng nhục những viên chức chính quyền lo việc cứu tế. Khi biết được Đức rồi Nhật sắp đầu hàng Đồng minh, một mặt VM xúi giục dân chúng đánh phá các kho lúa. Một mặt khác, VM đứng ra tổ chức cướp các kho gạo.

Việt Minh còn âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi VM đem tiếp tế cho những mật khu của họ. Điều này giải thích vì sao trong nạn đói Lãnh đạo và quân đội của VM được mở rộng dù phải sống xa lánh dư luận chính thống của chính quyền đương thời

Việt Minh hợp tác và cung cấp tin tức cho phe Đồng minh, chính là cho Hoa Kỳ, dùng máy bay bắn phá các trục giao thông, khiến việc tiếp tế thực phẩm rất khó khăn. Ngày 23-7-1945, bác sĩ Vũ Ngọc Anh, bộ trưởng bộ Y tế, trên đường đi công tác, từ Thái Bình trở về Hà Nội, đến gần Bần Yên Nhân thì bị máy bay Đồng minh bắn chết. Sự đi lại khó khăn đến nỗi chính phủ Trần Trọng Kim phải dùng xe đạp để chuyển công văn.

Từ đó, nạn đói trầm trọng trở lại. Nạn đói càng trầm trọng thì VM càng dễ tuyên truyền, vừa phản đối chính quyền, vừa chiêu dụ dân chúng bằng cách dùng gạo cướp được để cứu đói những ai chịu theo VM. Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) đã tự nhận trong hồi bút "Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca - ngày 7-7-1946, rằng ông theo VM vì bản thân và gia đình quá đói. Sau được đăng trong cuốn "Thiên Thai" tuyển tập nhạc Văn Cao, từ ngà đó ông liên tục đấu tranh cho "Nhân văn giai phẩm" cùng các nhạc sĩ lỗi lạc như Phạm Duy, Ngô Thụy Miên...nhằm phản đói chính quyền CS ép buộc các nhạc sĩ viết nhạc tuyên truyền chiến tranh, đi ngược lại cốt cách của người làm nghệ thuật. Năm 1954, hai người bạn đồng môn của Văn Cao chạy thoát vào Nam, người bạn già này bèn ngậm ngùi với những tác phẩm thơ mộng như "Mùa xuân đầu tiên" của ông bị cấm lưu hành cho đến năm 1992.

+ Năm lần đàm phán với Việt Minh. Lần thứ hai là quan trọng hơn cả vì nó có sự góp mặt của Tổng thống Kim cùng các nội các giáp mặt với một thành viên phe VM. Xin trích nguyên văn hồi ký "Một cơn gió bụi" của ông :

“Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá phủ kia, lính Bảo An ở các nơi, phần nhiều bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa theo hẳn, nhưng không chống cự nữa. Nhân dân bấy giờ rất hoang mang, một đường có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp, chưa kịp sắp đặt gì cả, công việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói họ đã có các nước đồng minh giúp đỡ cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Dân ta từ khi bị người Pháp sang cai trị, cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói như thế, ai nghe nói đảng Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng tin theo. Ngay những đạo thanh niên tiền tuyến do Bộ Thanh Niên lập ra, cũng có ý ngả về Việt Minh.

“Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến, tôi nói ‘chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không?

“Người ấy nói: – Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trì nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.

– Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.

– Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.

– Theo như ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.

– Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia.

“Rồi người ấy đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

“Tôi nói: – Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?

– Chúng tôi sẽ cướp quyền để tỏ cho cả nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.

– Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của các ông không?

– Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.

– Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”.

Vâng, lịch sử dân tộc luôn công bằng nhưng liệu thứ lịch sử được kẻ chiến thắng làm méo mó có còn công bằng được hay không? Nó sẽ nảy sinh những chiều tranh luận! Lịch sử không chỉ kể về quá khứ, mà nó còn có giá trị đến hiện tại và tương lai, chính hành động của nhà cầm quyền đương thời sẽ chứng minh cho luận điệu nào là đúng và phù hợp lòng dân nhất. Lịch sử không chỉ kể về quá khứ, mà nó còn có giá trị đến hiện tại và tương lai.

3. Nói về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

Bản tuyên ngôn này thực chất là hoàn toàn không cần thiết, vì từ ngày 11/3 trước đó, Hoàng Đế Bảo Đại, với tư cách nguyên thủ quốc gia và là người kế vị vua Tự Đức đã tuyên bố hủy bỏ hết các hòa ước bảo hộ mà Tự Đức đã kết với người Pháp rồi. Thế nên việc làm của Hồ Chí Minh chỉ là thừa thãi, vô nghĩa.

+ Ngày 13-7-1945, đích thân Trần Trọng Kim ra Hà Nội thương thuyết. Toàn quyền Nhật Bản Yuichi Tsuchihashi chịu trả ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, vốn là nhượng địa của Việt Nam cho Pháp từ năm 1888.

+ Nam Kỳ (cũ) nay là Nam Bộ vốn là thuộc địa của Pháp, theo quy chế riêng. Vì vậy, lúc đầu người Nhật trì hoãn việc trả Nam Bộ, nhưng sau người Nhật chịu giao Nam Bộ lại cho Việt Nam từ ngày 8-8-1945.

+ Nhưng vì nguyên nhân khách quan Nhật hoàng đầu hàng quân đồng minh ngày 14-8 sau khi liên tục nhận hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, trong thế hỗn mang, Nhật chưa kịp trao trả Nam Bộ cho Quốc gia Việt Nam, thì đã bị Việt Minh đảo chính.

+ Ngày 20-8-1945, Trần Trọng Kim từ bỏ ý định tiếp tục cầm quyền và tuyên bố đã hoàn thành hai sứ mệnh lịch sử là thống nhất lãnh thổ và đặt định nền tảng hành chánh căn bản cho đất nước. Chính phủ của ông họp phiên cuối cùng ngày 23-8-1945 rồi tự giải tán. Về phía vua Bảo Đại, hai ngày sau, 25-8-1945, nhà vua tuyên chiếu thoái vị.

Đi sâu hơn vào chi tiết, người ta thấy Bảo Đại và những vị thượng thư của ông đã tỏ ra rất thận trọng và cân nhắc từng câu, từng chữ để chỉ nói lên những gì cần phải nói và nói một cách rõ ràng, còn bản tuyên ngôn tại Ba Đình ngày 2/9 của Hồ Chí Minh thì dài lòng dòng, mang nặng tính cách xách động quần chúng. Ngay cả những tư tưởng chủ chốt liên hệ tới độc lập, tự do cũng phải đi vay mượn của người Mỹ hay người Pháp.

Mỹ đến thời điểm đó hầu như là một đồng minh của họ Hồ, như đã nói ở trên, ít người biết Mỹ đã cho quân nhảy dù xuống Ba Đình hôm đó để bảo vệ và xa hơn năm 1932, OSS (tiền thân CIA) đã can thiệp để cứu Hồ từ HongKong. Điều đó giải thích vì sao trong “Tuyên ngôn độc lập” của mình, ông ta chỉ công khai chỉ trích duy nhất Pháp, dù có trích dẫn từ cả hai nước đồng minh.

Như đã nói phía trên, là một con người mang nặng tư tưởng Cộng Sản, Hồ Chí Minh sẽ không dễ gì thuận theo người Mỹ thành lập một chính quyền minh bạch. Và sự thật là sau “Tuần lễ vàng” và xa hơn là hai cuộc “Cải cách ruộng đất” đẫm máu, bộ mặt của một tổ chức cộng sản càng rõ ràng hơn, khiến nước Mỹ từ ủng hộ Hồ Chí Minh sang cổ vũ hết mình cho cụ Ngô Đình Diệm. Với cùng một hệ tư tưởng, người tự xưng là “cha già dân tộc” này đã giao cho quân đội Mao Trạch Đông quyền kiểm sát thay thế nhằm tránh phải đối mặt với sự quay lại của người Pháp vốn đã được thoả thuận trong các hiệp định mà các bên có liên quan đã ký kết. Đó là một quyết định không những sai lầm mà đem lại tác dụng ngược với những mong đợi của ông ta. Bằng những viện trợ nhỏ giọt từ một Trung Quốc tiêu điều sau Thế Chiến II, nạn đói không những không được đẩy lùi, nó còn gia tăng hơn về mức độ, cướp đi mạng sống của gần 2 triệu con người.

Sau khi người Pháp thất bại trong việc bảo vệ thuộc địa của mình vào năm 1954 và phải ký kết hiệp định Geneva, hơn 1 triệu người tị nạn gốc Bắc (đã tìm đường tháo chạy trong lúc Nam - Bắc tạm thời tự do mở cửa biên giới, và rất có thể số người tị nạn sẽ còn nhiều hơn bội phần nếu hệ thống thông tin thời kỳ đó không bị hạn chế hoặc là thời gian cho cuộc tị nạn dài hơn. Không có lửa thì sẽ không có khói, và qua bài viết này, chúng tôi hy vọng những bạn đã nhận ra đâu phe chính nghĩa sẽ hiểu thêm về cái thứ được gọi là “độc lập” mà quân Việt Minh đã giành lấy từ việc cướp chính quyền hợp pháp của Trần Trọng Kim vào ngày này 72 năm trước. Thứ “độc lập” đó không có ý nghĩa gì ngoại trừ việc đăt nước ta dưới ách cai trị lớn hơn của quân Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, hơn cả là đặt hàng triệu người con miền Bắc dưới tư tưởng "bạo động và tuyên truyền cướp chính quyền" của Việt Minh hay chính là Đảng Cộng sản về sau này. Đây chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới cuộc nội chiến 21 năm sau đó, và rồi là hàng chục năm tăm tối chưa có hồi kết khi mà nền dân chủ cuối cùng trên đất Việt bị xoá sổ...
Posted by

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Nước Việt cổ

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay


Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.



Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.



Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Việt cổ. (Ảnh: Wikipedia)

Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.



Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Ảnh qua vietbao.vn)

Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km(tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hánđến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”



Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.

Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).



Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục).  (Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Trần Hưng

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Liệu Việt Nam có giao TXT cho Đức?

Liệu Việt Nam có giao TXT cho Đức?
Quan hệ ngoại giao giữa CHLB Đức và Việt Nam sau vụ Trịnh Xuân Thanh đến giờ chưa có gì tiến triển, đài VOA cho biết họ có một nguồn tin nói rằng phía Việt Nam đề nghị đàm phán với Đức để giải quyết vấn đề này.
Với cách tiếp cận kiểu đề nghị không chính thức như vậy, có thể hiểu chế động cộng sản Việt Nam không thực lòng, trái lại họ đang âm mưu kéo dài thời gian để tìm biện pháp đối phó tráo trở trước những cáo buộc của nhà nước Đức.
Là một chế độ sống nhờ tuyên truyền lừa dối, đảng CSVN khó lòng chấp nhận việc đưa TXT trở lại Đức theo yêu cẩu của nhà nước CHLB Đức, nếu trả lại thì uy tín của chế độ CSVN bằng con số không. Hơn nữa nếu có ý định trả lại mà không để sứt mẻ uy tín trong mắt nhân dân, đảng CSVN phải cho dư luận viên tung ra những bài viết chuẩn bị cho việc trả TXT lại Đức sao cho hợp lý.
Nhưng thực tế thì đảng CSVN đang huy động dư luận viên tung ra những bài báo miệt thị nước Đức, gọi nước Đức thủ đoạn trong vấn đề này, đòi hỏi vô lối khi muốn TXT trở lại Đức. Như tờ Văn Nghệ TPHCM.
Đảng CSVN đã quen với việc trây ì và phớt lờ những đòi hỏi về nhân quyền của nhà nước Đức, có lẽ lần này họ cũng nghĩ người Đức sẽ không thèm chấp và lại xuê xoa bỏ qua khi đòi hỏi không được thực hiện. Thêm nữa CSVN nghĩ rằng trước cuộc bầu cử chính phủ mới của nước Đức và sau đó sẽ có những thay đổi, nước Đức sẽ không bận tâm nhiều về vụ việc TXT. Hơn nữa nhưng đe doạ trừng phạt của nước Đức chưa có gì đáng ngại, việc ngừng viên trợ không phải là khiến Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp ngay, những chính khách phụ trách vấn đề này vẫn có thể lợi dụng tính nhân đạo để nài nỉ nhà nước Đức giải ngân phần nào. Việc lãnh sự quán Đức ở Việt Nam dùng dằng trong việc đóng cửa chưa rõ ràng, việc xin visa vào Đức của công dân Việt Nam chỉ hạn chế chứ không phải ngừng hẳn.
Tuy nhiên ĐCSVN đã sai lầm khi nhận định trên quan điểm mưu mẹo như vậy để ứng xử với nhà nước Đức. Vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển sang công tố liên bang Đức và đã có một vụ bắt giữ người Việt ở Tiệp theo đề nghị phối hợp giữa Đức và Tiệp. Khi sự việc đã đưa đến công tố liên bang thì chính phủ không thể can thiệp để phục vụ đàm phán ngoại giao nào cả. Điều này có nghĩa cuộc đàm phám của Việt Nam với ý đồ mặc cả, kỳ kèo hay đi đêm là vô giá trị. Dù chính phủ mới của nước Đức do đảng nào thắng cử cũng không liên quan đến việc công tố liên bang đang thụ lý.
Chế độ CSVN đã tự làm khó mình và đẩy việc này lún sâu vào con đường duy nhất là Việt Nam bằng mọi cách chối tội. Việc trì hoãn thời gian bây giờ của Việt Nam là vận động, thuyết phục hoặc mặc cả hay trói buộc để Trịnh Xuân Thanh hợp tác dàn dựng màn kịch tự thú sao cho hợp lý, có chứng cứ. Không loại trừ khi khống chế được tinh thần của Trịnh Xuân Thanh, cộng sản Việt Nam sẽ để TXT trở lại Đức, tại đây TXT tuyên bố là tự nguyện về đầu thú và trả lời với báo chí, cơ quan pháp luật của Đức mình đi về tự thú như thế nào. Khả năng này là tương đối sát với mưu đồ của cộng sản Việt Nam, bởi chỉ có cách như thế họ mới thoát khỏi bẽ mặt với dư luận trong và ngoài nước, trái lại vẫn có thể huênh hoang tự đắc như kẻ chiến thắng vinh quang.
Đây là quãng thời gian mà đảng CSVN đang ép Trịnh Xuân Thanh diễn được màn kịch tự thú đã được vẽ ra, nếu TXT đồng ý diễn vai này thì mọi sự sẽ khá suôn sẻ. Làm thế nào để TXT đồng ý hay bắt buộc phải diễn tự nguyện theo kịch bản vạch ra mới là vấn đề của cộng sản Việt Nam, hứa hẹn đảm bảo hoặc cần có thể đưa người thân trong gia đình làm con tin sẽ là điều mà cộng sản VN không hề ngại ngần. Mấu chốt thành công của ĐCSVN ở đây là phải khống chế thế nào để TXT có quay lại Đức vẫn phải nói tự nguyện về đầu thú. Nếu sự khống chế không đủ mạnh, TXT khi đến Đức sẽ tố ngược lại bị ép cung, tra tấn, khủng bố thì cộng sản Việt Nam thua trắng bẽ bàng.
Trịnh Xuân Thanh thực ra không phải là người can đảm. Khi thấy những triệu chứng bị tấn công khi ở trong nước, anh ta đã chạy vạy nhiều nơi để van xin. Nhưng đánh hơi thấy không thể chạy chọt được vì đã được chọn làm vật tế thần, đúng hay sai, sai nhiều hay sai ít đều phải lên bàn tế, lúc đó anh ta đánh bài chuồn. Khi đã chuồn ra ngoài và đến nước Đức, cảm thấy an toàn anh ta mới lên tiếng tố cáo Nguyễn Phú Trọng , nhưng chỉ thông qua người khác, anh ta không dám ra mặt, không dám lên hình hay các hãng thông tấn quốc tế. Với những người nhát gan như TXT việc khống chế tinh thần bắt phải nói gì cũng được, nhưng đó là khi nắm Thanh trong tay, chứ còn khi ở nơi khác thì không có gì đảm bảo Trịnh Xuân Thanh sẽ nói theo kịch bản.
Trường hợp đưa TXT lên tivi Việt Nam thú tội không có giá trị gì với các nước tiến bộ. Những người lính Anh, Mỹ bị bắt ở Trung Đông, kẻ địch bắt họ phải chửi lại quốc gia của họ thậm tệ, nguyền rủa chính phủ của họ thậm tệ đến đâu đi nữa thì chẳng ai tin họ nói thật lòng. Có những trường hợp được giải cứu về nước họ được chào đón như những anh hùng, chẳng người dân nào chê trách chuyện họ khi bị bắt đã van xin kẻ địch hay nguyền rủa đất nước mình. Không phải riêng người lính mà công dân những nước này nếu bị khủng bố bắt có nhận tội hay xin xỏ gì cũng vậy, những lời nói của họ khi ở trong tay kẻ khủng bố mọi người đểu thấu hiểu là do bị bắt ép mà ra.
Việt Nam không vội, họ quen với việc bị chỉ trích và sẵn sàng trơ ỳ để đối phương chán nản. Người Đức lại càng không vội, nếu Việt Nam có lợi thế tóm được TXT trong tay bắt nói gì phải nói thế, thì người Đức cũng có lợi thế là họ là người giàu có, quan hệ với một thằng bần nông dối trá chẳng có gì khiến họ phải tha thiết. Cách cư xử của người Đức y như đội bóng quốc gia họ thể hiện trên sân cỏ quốc tế, cứ lừ lừ tiến từng bước , sức ép không đột ngột nhưng ngày một tăng. Ví dụ như việc trục xuất cán bộ tình báo Việt Nam, tiếp đến điều tra nhân viên sở tị nạn gốc Việt và mới đây là đề nghị Tiệp bắt giữ người thuê chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Có thể Việt Nam sẽ chơi một lá bài quen thuộc là mở phiên toà xử gấp Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng và cho đi nước ngoài chữa bệnh. Cách này vừa gỡ được thể diện lại vừa trả được lại người về như người Đức đòi hỏi. Nhưng để có một phiên toà xử như vậy không hề nhanh vì vụ việc TXT hồ sơ dày quá nhiều. Vả lại Nguyễn Phú Trọng cũng cần con dê Trịnh Xuân Thanh để khai thác tin tức , đe doạ những đối thủ cạnh tranh ghế tổng bí thư của ông ta, nên không dễ gì Nguyễn Phú Trọng để Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nhanh chóng, dễ dàng được.
Thái độ bày tỏ làm tiếc và mong muốn quan hệ ngoại giao với Đức nhưng vẫn khẳng định Trịnh Xuân Thanh về đầu thú của nhà nước Việt Nam cho thấy Việt Nam không hề vội vàng hay lo lắng trước phản ứng của nhà nước Đức.
Nếu nhà nước CHLB Đức không có thêm những biện pháp kiên quyết, có thể việc này cứ kéo dài như vậy, quan hệ ngoại giao hai bên lạnh nhạt nhưng không đến mức cạn tàu đoạn tuyệt, và vài năm nữa đôi co với nhau trôi qua, Trịnh Xuân Thanh được ra tù trước thời hạn nhờ sự khoan hồng của đảng và truyền thống cách mạng gia đình, anh ta không đi ra nước ngoài, anh ta ở Việt Nam ca ngợi cuộc sống tại Việt Nam và khẳng định câu chuyện tự thú là hoàn toàn tự nguyện.
Giữ được TXT trong tay, nhà nước CSVN có nhiều cái để lựa chọn trước phản ứng của Đức. Nếu như gia đình, thân nhân của Trịnh Xuân Thanh không chịu đứng ra tố cáo việc chồng, con, cha của họ bị bắt cóc, cứ im lặng trông chờ sự khoan hồng của ĐCSVN, như thế chính họ đã đồng loã để khẳng định TXT tự thú chứ không phải bị bắt cóc. Vì là thân nhân của TXT, họ không lên tiếng thì không có ai phải gấp gáp lên tiếng thay cho họ cả. Với những lợi thế như vậy, Nguyễn Phú Trọng không việc gì phải trao trả TXT lại cho Đức để rồi phải muối mặt nhục nhã với dư luận về sự bất lực của mình.
Nếu như phản ứng của nhà nước Đức không mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nếu như gia đình Trịnh Xuân Thanh không lên tiếng đòi hỏi làm rõ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chắc hẳn sẽ không có chuyện cộng sản Việt Nam để TXT trở lại Đức. Chưa kể trường hợp nếu Trịnh Xuân Thanh trao lại cho Đức bây giờ, kết cấu quyền lực của Nguyễn Phú Trọng sẽ bị phá thủng những lỗ hổng nghiêm trọng, do một vài vị trí nhân sự buộc phải thay đổi.
Và cuối cùng thì số phận Trịnh Xuân Thanh giờ đang ở trong tay gia đình anh ta, liệu họ có những tác động khiến nhà nước Đức phản ứng mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn để TXT được trả lại Đức, hay họ im lặng để nhà cầm quyền CSVN thấy họ biết điều sẽ nhẹ tay với TXT?
Thường những gia đình có người làm trong chế độ, thân nhân họ sẽ chọn cách im lặng hay hợp tác với chế độ khi người thân của mình bị bắt giữ, kể cả là những người đấu tranh dân chủ, nói gì đến những người buộc tội tham nhũng.
Có lẽ sự im lặng của thân nhân Trịnh Xuân Thanh sẽ khiến Nguyễn Phú Trọng cảm động dẫn đến chỉ đạo không xử Trịnh Xuân Thanh mức án cao nhất. Trọng cũng chỉ là con người, y háo danh, thèm muốn sự tôn sùng và sợ hãi của dân chúng, lại là hàng xóm của nhà Trịnh Xuân Thanh ,thoả mãn được sự tôn sùng và sợ hãi của quần chúng nhân dân, Trọng sẽ tha không giết Thanh để được tiếng với hàng xóm.
Nếu toan tính của gia đình TXT là I'm lặng để giữ mạng sống cho TXT khỏi bị Nguyễn Phú Trọng kết án tử hình là một toan tính khôi hài, bởi khi đã bắy cóc TXT như vậy, có gan trời cũng không dám tử hình Trịnh Xuân Thanh.
CSVN có giao TXT về lại Đức hay không ? Còn do gia đình TXT có tác động gì đến dư luận nhân dân Đức hay không.?
Đừng nằm chờ sung của cộng sản rụng, không có quả sung nào của cộng sản rụng mà không có toan tính cả. Đáng tiếc rất nhiều người Việt Nam không nhận ra được điều này.
https://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/li%E1%BB%87u-vi%E1%BB%87t-nam-c%C3%B3-giao-txt-cho-%C4%91%E1%BB%A9c/1821260304565849/

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn

- Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam... Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN. 
Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN

Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:
- Bộ Lịch sử VN (15 tập)
- Văn hoá biển đảo VN.
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm).
-  400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN.
- Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...
Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.
Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.
Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội VN, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội VN thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử VN, lịch sử văn hoá VN, lịch sử văn học VN, lịch sử tư tưởng VN.
Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội VN. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử VN với 15 tập.
Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở VN, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000.
PGS. TS Trần Đức Cường
* Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?
- Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm.
Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
* Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?
- Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.
Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.
Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.
Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước.
Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện.
Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ.
Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy.
Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ.  
Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...
Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang.
Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây.
Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN

* Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?
- Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác... Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN.
Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược.
Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc.
* Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
- Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.  
Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.
Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.
Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.
* Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”?
- Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ.
Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe...
Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được.
* Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?
- Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.
Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.
Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm... thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.
Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được.

VŨ VIẾT TUÂN  TTO 
 http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170818/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon/1371412.html