Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Hàng vạn khách Trung Quốc, chủ yếu là người già ồ ạt nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch, khiến Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) liên tục ùn tắc những ngày qua. 
 
 
Mỗi ngày có hàng nghìn khách Trung Quốc là người cao tuổi nhập cảnh vào Việt Nam đi du lịch /// Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Mỗi ngày có hàng nghìn khách Trung Quốc là người cao tuổi nhập cảnh vào Việt Nam đi du lịch
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Current Time0:34
/
Duration2:04
Auto
Theo thông tin từ UBND thành phố Móng Cái, từ đầu năm đến nay, có khoảng hơn 30 vạn khách khách Trung Quốc theo “tour 0 đồng” vào Việt Nam. Đáng chú ý, hầu hết khách Trung Quốc đều là những người trên 50 tuổi.
Từ sáng sớm mỗi ngày, hàng nghìn khách Trung Quốc đã xếp hàng dài bên phía Đông Hưng chờ làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam. Do cầu Bắc Luân 1, cầy cầu nối Việt Nam Trung Quốc khá hẹp, người và phương tiện càng phải chen chúc.
Ông Lương Quang Sở, Trưởng ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cho biết những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 vạn khách Trung Quốc nhập cảnh để đi tour giá rẻ, vì các công ty lữ hành Trung Quốc đang có nhiều ưu đãi cho các chương trình đến Việt Nam du lịch. “Do lượng khách đông nên vào giờ cao điểm không tránh khỏi việc ùn tắc, nhưng chúng tôi vẫn kiểm soát được tình hình, không xảy ra sự cố nào”, ông Sở cho biết.
Lý giải về việc du khách Trung Quốc toàn “người già”, bà Phạm Thị Oanh, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin thành phố Móng Cái, cho biết: “Những người Trung Quốc cao tuổi đi du lịch Việt Nam hầu hết có người thân là nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp Trung Quốc. Họ đi theo chương trình ưu đãi mà các doanh nghiệp dành cho nhân viên”.
Theo bà Lương Thị Bích, giám đốc một đơn vị lữ hành tại Quảng Ninh, khách Trung Quốc toàn người già một phần do các công ty lữ hành giảm giá, ưu đãi giá rẻ cho người cao tuổi đi du lịch vào Việt Nam. Ngược lại, họ đặt giá cao gấp 3 - 4 lần đối với trẻ em. “Trẻ em chỉ đi theo, không mua sắm được tại các cửa hàng phục vụ khách Trung Quốc nên họ chỉ miễn, giảm giá cho người cao tuổi là vì vậy”, bà Bích tiết lộ.
Trong khi đó, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái phải tăng lực lượng từ 30 lên 50 cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại cửa khẩu.
Dưới đây là hình ảnh về khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam PV Thanh Niên vừa ghi nhận: 
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 1
Từ đầu năm đến nay có khoảng 30 vạn du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, phần đông là người cao tuổi
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 2
Từ sáng sớm, nhà chờ xuất cảnh tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã có rất đông người xếp hàng
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 3
Du khách Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh vào Việt Nam
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 4
Du khách Trung Quốc xếp hàng dài tại cửa khẩu Móng Cái
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 5
Những người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam hầu hết đã cao tuổi
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 6
Du khách Trung Quốc ngồi la liệt tại cửa khẩu chờ làm thủ tục
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 7
Nhiều người tỏ ra mệt mỏi
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 8
Người và hàng hóa lèn kín cầu Bắc Luân 1 
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 9
Người và phương tiện cùng qua cầu 
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 10
Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam khách Trung Quốc được đưa vào các điểm bán hàng chuyên phục vụ đối tượng khách này
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU
Hàng vạn ‘người già’ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam  - ảnh 11
Phía Đông Hưng (Trung Quốc), khách Trung Quốc cũng phải xếp hàng dài
ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Vụ Mobifone mua AVG

Thanh tra Chính phủ kiến nghị khởi tố vụ Mobifone mua AVG

 Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, và đề nghị chuyển cơ quan công an khởi tố điều tra.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị khởi tố vụ Mobifone mua AVG - Ảnh 1.
Thanh tra chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG - Ảnh: NAM TRẦN
Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ Mobifone để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm từ việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính kinh doanh của công ty AVG.
Đề nghị khởi tố điều tra
Về xử lý kinh tế, theo Thanh tra Chính phủ, Bộ TT-TT và Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền mà Mobifone đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG; thực hiện các kết luận, xử lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Truy thu từ Mobifone, nộp vào ngân sách nhà nước về Thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền 1,3 tỷ đồng. 
Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính - Kế toán của Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền 1,54 tỷ đồng chi phí tư vấn đã chi cho 2 công ty tư vấn (AMAX và VCBS). 
"Đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công An tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật", Thanh tra Chính phủ kiến nghị.
Việc lựa chọn các đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp AVG, tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp cũng được đánh giá là sai phạm.
Cùng với đó là việc nghiệm thu và sử dụng kết quả thẩm định giá trị AVG làm căn cứ đàm phán giá mua cổ phần bên cạnh lập dự án, trình phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình.
Tình hình tài chính AVG "rất xấu"
Theo kết luận thanh tra, trong việc đề xuất Dự án đầu tư, đặc biệt trong việc đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của Công ty AVG có dấu hiệu của việc thiếu trách nhiệm và làm trái. 
Thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp năm 2015 là rất xấu, tổng tài sản là 3.260,686 tỉ đồng; nợ phải trả là 1.266,826 tỷ đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định là 208,589 tỉ đồng.
Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ, số lỗ lũy kế đến 31-3-2015 là 1.632,909 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). 
AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng, vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (đến 31-3-2015 đầu tư ra ngoài doanh nghiệp 2.659,907 tỉ đồng, chiếm 73,3% vốn điều lệ). 
Thanh tra Chính phủ kiến nghị khởi tố vụ Mobifone mua AVG - Ảnh 2.
Một trong những "trụ sở" của AVG tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Đáng chú ý là việc đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình để mua lại cổ phần tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P với số tiền 2.473,2 tỉ đồng (bình quân cao gấp 13 lần so với vốn đầu tư ban đầu của các cổ đông là 189,6 tỉ đồng, các cổ đông này đã thanh toán bù trừ với việc mua cổ phần do AVG phát hành để tăng vốn điều lệ, các cổ đông của 02 công ty này cũng là cổ đông của AVG)
Trong số đó, khoản đầu tư 673,2 tỉ đồng nhận chuyển nhượng 3,96 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh (giá chuyển nhượng cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần) với dự tính khu đất tại Hà Đông mà Công ty Mai Lĩnh đang sử dụng sẽ được chuyển thành dự án bất động sản, thực tế chưa triển khai, khu đất vẫn đang thuê của Nhà nước cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Khoản đầu tư 1.800 tỉ đồng nhận chuyển nhượng 15 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần An Viên B.P (giá chuyển nhượng cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần) với dự tính trong năm 2016 sẽ được cấp phép khai thác dự án khai thác mỏ quặng Bouxite Thọ Sơn và mỏ Thống Nhất tại Bình Phước. 
Thực tế đến nay, Công ty cổ phần An Viên B.P chưa được cấp quyền khai thác boxit. 
Thương vụ ngàn tỉ Mobifone mua AVG diễn ra như thế nào?Thương vụ ngàn tỉ Mobifone mua AVG diễn ra như thế nào?
TTO - Sau chỉ đạo của Ban Bí thư, Mobifone nhanh chóng thỏa thuận cùng AVG hủy bỏ hợp đồng mua bán. Hãy cùng Tuổi Trẻ Online nhìn lại diễn biến của thương vụ ngàn tỉ này.
Việc AVG đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình nêu trên tiềm ẩn rủi ro về tài chính, có dấu hiệu bất thường, nhưng Mobifone vẫn mua 2 khoản đầu tư này, cần được tiếp tục làm rõ.
Khi báo cáo đề xuất đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần AVG và lập Dự án đầu tư trình Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.
Thanh tra Chính phủ kết luận thiệt hại 1.134 tỉ đồng do mua nợ phải trả của AVG.
Nguy cơ thiệt hại khoảng 7.000 tỉ đồng vốn của Nhà nước 
Theo TTCP, do không đấu giá, chưa có giám định giá nên không xác định được thiệt hại (theo thẩm định giá của AMAX 4 kênh tần số có giá trị là 112,32 triệu USD tương đương 2.429,9 tỉ đồng). 
Khi mua cổ phần AVG, MobiFone đã không loại 2 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P với tổng số tiền 2.473,2 tỉ đồng) là không đúng chỉ đạo của Bộ TT-TT. 
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, khi lựa chọn phương án đầu tư, MobiFone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn về phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh, lựa chọn phương án đầu tư...
Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng; việc thực hiện đầu tư dự án đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo.
Trong đó lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 đã giảm so với năm 2015 là 321,7 tỉ đồng; số lỗ lũy kế đến 31-12-2017 là 1.982,7 tỉ đồng; đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.
THÂN HOÀNG - VŨ VIẾT TUÂN

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Mở rộng sân bay TSN về phía Nam: sự xảo trá của Him Lam và nhóm lợi ích sân golf

Mở rộng sân bay TSN về phía Nam: sự xảo trá của Him Lam và nhóm lợi ích sân golf


Nghe nói tổ tư vấn Pháp – Công ty tư vấn ADPi Engineering do Bộ Giao thông Vận tải thuê về để nghiên cứu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vừa đưa đề xuất “mở rộng sân bay TSN về phía Nam” làm dấy lên nghi ngờ tổ chức này “đi đêm” với Bộ GTVT. Chả biết thực hư vụ “đi đêm” này thế nào, nhưng chắc chắn có liên quan mật thiết đến sân golf trong sân bay của đại gia Dương Công Minh. Hóa ra, tổ tư vấn Bộ GTVT hay Bộ Quốc phòng, tổ tư vấn ta hay Tây cũng đều e ngại, né tránh cái sân golf mọc chình ình giữa đất Sài thành ấy.
Trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cả trên trời lẫn dưới đất đến mức người ta từng tính đến việc thuê sân bay cách đó hàng trăm km làm “bãi đỗ máy bay” neo đậu ban đêm, nguyên nhân chủ yếu do Tập đoàn Him Lam chiếm dụng nhiều năm 157 ha đất quốc phòng nằm trong phi trường này làm sân golf tráng lệ, chuyên phục vụ số ít các ông chủ lắm tiền nhiều của. Bất chấp các cử tri, ĐBQH cũng như nhiều lãnh đạo không ít lần lên tiếng yêu cầu Tập đoàn Him Lam trả đất mở rộng sân bay, phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cho đất nước thì các ông chủ của sân golf này vẫn bình chân như vại, thách thức dư luận và cả nền kinh tế.
Giữa năm 2017, khi cùng lúc dư luận xã hội lẫn nhiều đại biểu quốc hội dậy sóng và phản ứng dữ dội với tình trạng này, Bộ GTVT phải tính đến phương án mở rộng sân bay TSN, mời tổ tư vấn đến từ nước Pháp xa xôi để nghiên cứu. Kết quả ra sao? “Chỉ có thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam” – đó là kết luận của công ty tư vấn ADPi Engineering.
Âm mưu khủng khiếp mà đại gia Dương Công Minh và nhóm lợi ích đứng sau đặt lên đầu dân
Phía Nam của Tân Sơn Nhất có gì? Đó là toàn bộ các khu dân cư quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – lá phổ xanh hiếm hoi cuối cùng còn lại của Sài Gòn. Ước tính nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó? Tăng thu thuế, phí các loại hay lại đi vay mượn của nước ngoài, đổ gánh nặng lên đầu người dân?
Thay vì chọn phương án dễ hơn là lấy lại toàn bộ 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để mở rộng sân bay “không tốn một đồng ngân sách nào” – như lời cam kết trước quốc hội của Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vài năm trước. Phải chăng… nếu làm theo phương án này, Him Lam và nhóm lợi ích đứng sau sẽ “trắng tay”? Ai sẽ đền bù tất cả chi phí nổi và “chìm” mà nhóm này đã bỏ ra để bôi trơn dự án? Phải chăng người ta quyết hút máu dân cho bằng được chứ không hy sinh sân golf – con gà mái đẻ trứng vàng này?
Chủ đầu tư của sân golf Tân Sơn Nhất từng tiết lộ đã dùng đến 3.000 tỷ đồng để đầu tư dự án, nếu nhà nước muốn lấy lại đất của sân golf này để phục vụ cho sân bay dân dụng thì phải trả lại chủ đầu tư con số 3.000 tỷ đồng ấy (?!)
Để trả lời cho yêu cầu ngang ngược của chủ đầu tư Him Lam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng không thể giải thích theo cách của Bộ Quốc phòng và chủ đầu tư. “Vấn đề này phải quay lại quy định của Hiến pháp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, sau giải phóng, nhà nước giao cho quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc phòng đã vi phạm Luật Đất đai”, ông Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng xét về Luật Đất đai, các đơn vị ký hợp đồng sử dụng đất quốc phòng làm sân golf đều sai Luật. Bộ Quốc phòng đã ký kết hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất sai thẩm quyền. Một hợp đồng kinh tế giữa Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu tư ký sai thẩm quyền thì theo quy định pháp luật, hợp đồng này vô hiệu. Ai là người kí kết hợp đồng sân golf người đó phải chịu trách nhiệm. Khi hai bên đều sai, nếu sân golf bị thu hồi, rủi ro kinh tế xảy ra cả hai bên đều phải chịu.
Ngay lúc này, công ty tư vấn ADPi Engineering của Pháp đưa ra đánh giá khu vực phía Bắc sân bay TSN (tức khu vực sân golf hiện nay) chỉ nên sử dụng cho phát triển giai đoạn sau năm 2025 để phát triển logistics. Tại sao đơn vị tư vấn của Pháp lại đề xuất chỉ “đụng” đến đất sân golf sau năm 2025? Nguồn cơn sâu xa ở lời khuyên của tình trạng chậm xử lý sân golf TSN do đâu? Hãy cùng vén bức màn âm mưu khủng khiếp mà nhóm lợi ích đặt ra cho đất nước và đè nặng lên đầu nhân dân, để thấy sự xảo trá, sự không chính danh của sân golf Tân Sơn Nhất và cái liên minh lợi ích ma quỷ đứng sau.
Mở rộng sân bay về phía Nam đồng nghĩa với việc phá bỏ lá phổi xanh hiếm hoi còn lại của thành phố – công viên Gia Định, giải tỏa toàn bộ các khu dân cư quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình… chỉ để giữ lại Sân golf trong sân bay ở phía Bắc
Ngày 29/06/2006, Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (LOBICO) được thành lập với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng gồm các cổ đông sáng lập là CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Thành Nam, Tổng CTCP Xây dựng Thương mại, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Trường An (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Him Lam của Dương Công Minh.
Chỉ ngay khi thành lập vỏn vẹn 01 ngày, ngày 30/06/2006 công ty Trường An và LOBICO đã nhanh chóng ký kết biên bản “Hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư xây dựng” dự án sân golf và các công trình phụ trợ tại hai khu đất tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) số 242/HĐHTKD. Nội dung thể hiện hai bên sẽ cùng hợp tác đầu tư xây dựng các hạng mục sau tại sân bay Tân Sơn Nhất (thực chất là phía Long Biên bỏ tiền ra, còn Trường An là bên đại diện cho quyền lợi của Bộ Quốc phòng): Sân golf 36 lỗ và nhà câu lạc bộ; xây dựng khu khách sạn và dịch vụ; xây dựng khu căn hộ và biệt thư cao cấp; xây dựng khu trường học cao cấp. Thời gian hợp tác: 50 năm. Như vậy, việc thành lập LOBICO chỉ nhằm phục vụ cho nhóm lợi ích Him Lam và Trường An Bộ Quốc phòng chia chác đất tại sân bay Tân Sơn Nhất và Gia Lâm.
Đáng chú ý, các bên cũng đặt ra tình huống là trong trường hợp khu đất bị nhà nước thu hồi, thì phía Trường An sẽ “không phải bồi hoàn cho Long Biên tất cả phần kiến trúc, trang bị và diện tích của khu đất bị thu hồi”. Và về việc “bồi thường do thu hồi đất” hai bên sẽ cùng kiến nghị Bộ Quốc phòng, Chính Phủ xem xét, giải quyết” (điều 3.3). Cùng đó là trách nhiệm về tài chính đối với Bộ Quốc phòng (Long Biên mỗi năm phải nộp 27 tỷ đồng trong suốt thời gian hợp tác) và trách nhiệm nộp thuế trong kinh doanh và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Điều 3.3 trên đã cho thấy hai bên đều nhận thức rất rõ dự án hợp tác của họ có khả năng bị gián đoạn, bị thu hồi lại đất mà “không phải bồi hoàn”.
Tuy nhiên trên thực tế, hai bên đã không thực hiện đúng theo những gì đã thoả thuận trong Hợp đồng hợp tác. Theo công văn 749/CTC-QLCS ngày 13/3/2015 của Cục Tài Chính Bộ Quốc phòng, đã thể hiện đến hết tháng 2/2015, hai bên vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Bộ Quốc phòng và yêu cầu Trường An phải có trách nhiệm thực hiện đúng (khoản tiền 27 tỷ đồng/năm). Tại công văn này, còn thể hiện một thông tin quan trọng là đến tháng 2/2015, khu vực đất sân golf Tân Sơn Nhất vẫn chưa hề có Hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
Toàn bộ khu vực phía Nam phải giải tỏa chỉ để phục vụ cho sân golf của đại gia Dương Công Minh và nhóm lợi ích
Như vậy, các công trình trong khu vực sân gofl hiện nay (bao gồm cả sân golf, các khách sạn, trường học …) đã xây dựng trái pháp luật. Tức là khu đất đã và đang bị các chủ đầu tư sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai. Vì hiện nay không có căn cứ pháp lý nào để xác định khu đất quốc phòng này có mục đích là làm sân golf, hay khách sạn… Như vậy, nếu lúc này phía ADPi Engineering đưa ra tư vấn khu vực phía Bắc sân bay cần kíp mở rộng ngay, đồng nghĩa thu hồi gấp sân golf Tân Sơn Nhất, sẽ dẫn đến khả năng vỡ trận thông tin trong cú áp phe làm ăn giữa Him Lam và nhóm lợi ích Bộ Quốc phòng.
Mốc thời gian 2025 mà ADPi Engineering đưa ra là nhằm để các bên trong liên doanh giữa Trường An và Long Biên hoàn tất các hồ sơ thuê đất và giá trị pháp lý của dự án sân Golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như các công trình cao cấp bên trong khu vực này để tăng giá trị thương mại. Khi đó, muốn thu hồi sân golf, ngân sách không chỉ “không cần đền bù” như hiện nay, hay chỉ chi ra 3.000 tỷ đồng mà có thể tăng lên gấp nhiều lần, hàng chục ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân sẽ chảy vào túi nhóm lợi ích này. Hy vọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ tỉnh táo cân nhắc và đưa ra quyết định có lợi cho dân cho đất nước ngay lúc này?
Còn hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ngày đêm kẹt cả dưới đất lẫn trên trời…
(Thời báo Sài Gòn/ Người Lao động)