"Giải mã" nét chữ của ông Kim Jong-un khi gặp Tổng thống Hàn Quốc
Là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân tới lãnh thổ Hàn Quốc sau 65 năm, mỗi hành động của ông Kim Jong-un đều thu hút sự chú ý của truyền thông và nét chữ viết tay cũng hé lộ nhiều thông tin thú vị.
Em gái Kim Yo-jong giúp ông Kim Jong-un chuẩn bị bút trước khi ký vào sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình. Tổng thống Moon Jae-in chứng kiến nghi thức này. (Ảnh: Reuters)
Sau cuộc trò chuyện thân mật với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và đi bộ tới nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký và viết thông điệp trên sổ lưu niệm đặt tại Nhà Hòa bình ở làng đình chiến Panmunjom. Ông Kim Jong-un được cho là sử dụng một chiếc bút mang theo từ Bình Nhưỡng để thực hiện nghi thức này.
“Trang sử mới bắt đầu từ hiện tại. Điểm khởi đầu của lịch sử và kỷ nguyên hòa bình”, nhà lãnh đạo Triều Tiên viết trong sổ lưu niệm trước khi ký tên và ngày tháng bên dưới thông điệp.
Theo Straitstimes, chữ viết của ông Kim Jong-un khá nghiêng và hướng lên trên. Các chuyên gia nhận định kiểu viết như vậy cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên là người tràn đầy khí thế, nhiệt huyết và luôn đặt mình ở vị trí trung tâm.
“Toàn bộ phần chữ viết này đều hơi nghiêng và hướng lên trên, về phía bên phải. Kiểu chữ này thường thấy ở những người thành công và làm lãnh đạo, đồng thời cho thấy họ tràn đầy sự tự tin”, Lee Hee Il, lãnh đạo Phòng Thực nghiệm khoa học pháp y quốc tế, cho biết.
“Người xem cũng có thể thấy cách 3 hàng chữ được viết đổ nghiêng về bên phải. Kiểu viết này hé lộ ông ấy (Kim Jong-un) là người biết đặt mục tiêu và không do dự khi đưa ra quyết định hoặc lựa chọn”, chuyên gia Lee cho biết thêm.
Theo chuyên gia Lee, sự thiếu đồng đều ở các chữ được viết hướng lên trên trong dòng thứ hai cũng tiết lộ sự phấn khởi và hân hoan của ông Kim Jong-un khi viết thông điệp này. Trong khi đó, chữ ký tên của nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn được viết theo phong cách nhất quán, tương tự các chữ ký từng được thấy trên các phương tiện truyền thông trước đây.
Thông điệp của ông Kim Jong-un tại sổ lưu niệm ở Nhà Hòa bình (Ảnh: Korea Herald)
Ku Bon Jin, một luật sư từng xuất bản một cuốn sách về phân tích chữ viết, nhận định cách viết của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tương tư cách viết của cha và ông nội - hai cố lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Nhật Thành.
“Tôi cho rằng ông Kim Jong-un từ lâu đã luyện tập cách viết giống cha và ông nội. Nhưng cách viết của ông Kim Jong-un không thể hiện sự phô trương và bệ vệ, điều đó cho thấy ông không phải là người quá cứng rắn”, chuyên gia Jin cho biết.
“Cách ông Kim Jong-un viết thông điệp nhanh cho thấy ông là người nhanh trí và thích giúp đỡ người khác. Các nét chữ của ông cũng không quá khác biệt nhau, đồng nghĩa với việc ông không phải là người bốc đồng và dễ đoán”, chuyên gia Jin cho biết thêm.
Một số chuyên gia nhận định cách viết hơi cứng nhắc của ông Kim Jong-un thể hiện ông là người sẵn sàng đương đầu với những thách thức. Cách viết này được cho là có sự tương đồng với cách viết của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tại Triều Tiên, nét chữ của các nhà lãnh đạo thường được mô tả theo những phong cách khác nhau. Nét chữ của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành được gọi là “Chữ Thái Dương”, còn nét chữ của cố lãnh đạo Kim Jong-il được gọi là “Nghệ thuật Triều Tiên”. Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un và là Phó Chủ tịch Ủy ban tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, cũng có cách viết độc đáo riêng. Điều này được thể hiện trong bút ký của bà Kim trong chuyến thăm Hàn Quốc hồi tháng 2.
Chủ tịch nước: "Mỗi người Việt Nam chúng ta quyết đồng tâm nhất trí"
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh điều này trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.VOV giới thiệu toàn văn bài viết với tựa đề: Phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
"Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta.
Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta vô cùng tự hào nhìn lại bước đường đấu tranh cách mạng lâu dài và oanh liệt mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ những người dân mất nước, nhân dân ta đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đưa nước nhà bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng, nhân dân ta đã góp phần thực hiện lý tưởng cao đẹp mà nhân loại hằng mơ ước là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 43 năm đã qua, song thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc như trang sử chói lọi nhất; ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình vẫn luôn là tài sản vô giá, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Để giành được những thắng lợi to lớn như ngày hôm nay, đất nước ta đã phải vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách. Dưới lá cờ vinh quang của Đảng, biết bao cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu, nêu cao truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng, lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc. Những cống hiến lớn lao, những tấm gương kiên trung, hy sinh anh dũng của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí, đồng bào sống mãi với non sông đất nước ta, với thế hệ hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.
Mỗi bước phát triển, trưởng thành của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng sôi nổi, cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Người là tấm gương mẫu mực về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập, tự chủ; chủ nghĩa nhân văn cao cả và tình yêu thương đồng chí, đồng bào; đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị; niềm tin tất thắng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, từ điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Cả nước đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, nhiều đơn vị chiến đấu giỏi, nhiều địa phương có cách làm mới, năng động, sáng tạo. Thực tiễn sinh động của các cơ sở, các cấp, các ngành đã đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới mang tầm vóc lịch sử.
Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng.
Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Đặc biệt, năm 2017, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, toàn diện, nhất là về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng Đảng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành toàn diện và vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế đều đạt mục tiêu đề ra. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã thu được thành quả rất đáng khích lệ.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, đem lại không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được dư luận và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đây là tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Đạt được những thành tựu trên là do Đảng ta kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đổi mới đúng đắn, nhạy bén, kịp thời đưa ra các chủ trương, quyết sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ; tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua gian khổ, hy sinh, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.
Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới với thời cơ mới, vận hội mới. Với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc, thời gian tới, chúng ta cần nhận thức sâu sắc tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ mới; phát huy cao độ quyết tâm chính trị, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp tục tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã chỉ rõ; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Tiếp tục đổi mới tư duy, tạo bước đột phá về lý luận và chính sách để phát triển bền vững. Tập trung nghiên cứu, tổng kết, dự báo chính xác những vấn đề mới nảy sinh; nhận thức, luận giải thấu đáo, giải quyết đúng và trúng các yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới; xây dựng căn cứ khoa học để hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Gắn kết, phát huy đồng bộ vai trò của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân, động viên tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, huy động tốt nhất mọi nguồn lực trong xã hội. Tiếp tục đổi mới cơ chế phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, đoàn kết, có năng lực sáng tạo, trung thực, trách nhiệm và nhân ái. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, khích lệ, động viên nhân dân tích cực phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện để nhân dân được thụ hưởng xứng đáng những thành quả của công cuộc đổi mới, đồng thời đề cao kỷ cương, phép nước, thượng tôn pháp luật trong thời kỳ phát triển mới.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân”, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững. Kiên định thực hiện sáng tạo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng phân tích, dự báo, xử lý đúng đắn các vấn đề quốc tế, các quan hệ đối ngoại. Mở rộng, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực; không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, phục vụ có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức cách mạng; tiếp tục xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; phát huy bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu và sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là công việc thường xuyên của mỗi cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, hướng tới kỷ niệm 128 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mỗi người Việt Nam chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khát vọng hòa bình, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, giành được nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./."
VOV.VN - Câu chuyện của những người con thời hậu chiến thêm một lần khẳng định giá trị của độc lập, tự do mà cha ông ta đã đổi bằng xương máu.
Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Namhttp://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-moi-nguoi-viet-nam-chung-ta-quyet-dong-tam-nhat-tri-756259.vov
Lãnh đạo Triều Tiên - Hàn Quốc gặp gỡ: 'Trang sử mới bắt đầu từ đây'
Một lễ đón vừa được tổ chức trang trọng tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm nhân cuộc gặp lịch sử đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.
Cái bắt tay lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại đường phân giới ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm
ThtTheo đúng kế hoạch, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm nay gặp nhau lần đầu tiên tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Khi bắt tay nhau tại đường ranh giới phân chia bán đảo, Tổng thống Moon nói với lãnh đạo Kim: "Tôi rất vui được gặp ông".
Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in tại lễ đón
REUTERS
"Khi bước chân đến đây, tôi nghĩ, đến nơi đây có gì mà khó vậy? Vạch phân giới có cao lắm mà cản trở bước chân, vậy mà chúng ta cũng phải mất đến 11 năm mới đến được đây", lãnh đạo Kim nói với Tổng thống Moon tại cuộc gặp ở Nhà Hòa Bình.
Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo hiện tiến hành họp kín. Hai bên có thể hoặc không tổ chức cuộc họp báo chung, điều này tùy thuộc vào những gì hai nhà lãnh đạo nhất trí trong cuộc gặp.
Hai nhà lãnh đạo dường như khá vui mừng, cởi mở trong lần đầu gặp mặt
REUTERS
TIN LIÊN QUAN
Lãnh đạo hai miền Triều Tiên nói gì với nhau?Trước đó, trong lễ đón, Tổng thống Moon giới thiệu các quan chức phía Hàn Quốc với lãnh đạo Kim và ông Kim đã bắt tay từng người trong số đó, theo Reuters.
Phái đoàn Triều Tiên bao gồm em gái của lãnh đạo Kim là bà Kim Yo-jong - Phó trưởng ban thứ nhất Ban Tuyên truyền và cổ động của đảng Lao động Triều Tiên - và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) Kim Yong-nam cùng các quan chức quốc phòng, ngoại giao.
Bà Kim Yo-jong (phía sau, bên phải nhà lãnh đạo Kim Jong-un), em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên, cũng tham gia cuộc gặp lịch sử
REUTERS
Sau đó, hai nhà lãnh đạo cùng các quan chức Hàn-Triều chụp hình lưu niệm trước Nhà Hòa bình.
Đoàn đại biểu hai bên cùng chụp ảnh lưu niệm
REUTERS
Phát biểu trước khi bước vào buổi họp kín, ông Kim tuyên bố rằng ông muốn có một cuộc thảo luận “thẳng thắn” về những vấn đề hiện tại và hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ mang lại kết quả tốt. Ông nói tiếp: “Tôi hy vọng sẽ viết ra một chương mới giữa hai chúng ta, đây là điểm khởi đầu cho chúng ta. Chúng ta sẽ tạo sự khởi đầu mới”.
Ông Kim tiết lộ có mang theo món mì lạnh "đặc sản" của Bình Nhưỡng để cùng ông Moon thưởng thức trong tiệc tối.
Ông cũng mong muốn hai nước có thể tăng cường trao đổi văn hóa.
Tổng thống Moon thì chia sẻ: "Tôi mong chúng ta sẽ trao đổi thẳng thắn và đạt được một thỏa thuận để chúng ta có thể mang lại món quà lớn cho toàn thể người dân Triều Tiên và những ai yêu chuộng hòa bình".
Tổng thống Moon nói thêm: “Tôi hy vọng cả thế giới chú ý tới mùa Xuân đang nở rộ khắp bán đảo Triều Tiên… Chuyến thăm của ông [Kim] làm cho giới tuyến quân sự trở thành biểu tượng hòa bình, không có sự chia cắt”.
Cuộc gặp đánh dấu lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Ông Kim Jong-un cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên duyệt đội danh dự của quân đội Hàn Quốc.
Hai nhà lãnh đạo tại căn phòng sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh lịch sử
Phòng họp thượng đỉnh nằm trong Nhà Hòa bình, tòa nhà nằm phía nam làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Lãnh đạo Kim đã ký tên vào sổ lưu niệm trước khi phiên họp buổi sáng bắt đầu.
Trong phòng hội đàm tại Nhà Hòa Bình không hề có máy quay, các phóng viên không được vào trong.
Phái đoàn Triều Tiên sẽ quay trở về nước ăn trưa và trở lại tham dự phiên họp buổi chiều, trong đó Tổng thống Moon và lãnh đạo Kim sẽ cùng nhau trồng cây thông tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng.
Phù hiệu cài trên áo hai em bé tặng hoa cho hai nhà lãnh đạo có hình bán đảo Triều Tiên, theo NK News
ẢNH CHỤP TỪ CLIP
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 27.4 cho biết nhà lãnh đạo Kim sẽ thảo luận “thẳng thắn” các vấn đề liên Triều với Tổng thống Moon trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử này. KCNA công bố chương trình nghị sự nhưng không đề cập đến giải trừ vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, theo đài CBS, hai nhà lãnh đạo sẽ bàn luận khả năng và cách thức tiến hành phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, theo Đài KBS.
TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên tuyên bố dừng thử hạt nhânVấn đề khó nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này là liệu rằng hai lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân, chánh văn phòng tổng thống Hàn Quốc Im Jong-seok cho biết. Trong khi đó, giáo sư Kim Hyun-wook thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc cho AFP biết vấn đề giải trừ vũ khí hạt hạt nhân “không phải là thứ có thể được quyết định giữa Hàn Quốc và Triều Tiên”.
“Vấn đề sẽ được thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chúng ta khó có thể dự đoán khả năng các bên đạt được thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân”, giáo sư Kim lưu ý.
Hơn 34% người xem truyền hình tại Hàn Quốc theo dõi cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, theo Yonhap dẫn khảo sát của hãng nghiên cứu truyền thông ATAM.
Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về cuộc gặp tại một ga tàu ở Seoul.
REUTERS
Trước cuộc gặp, Tổng thống Donald Trump nói rằng nhà lãnh đạo Kim đã có một số sự nhượng bộ trước khi ngồi xuống đối thoại, trong khi Nhà Trắng chưa có nhượng bộ bất cứ điều gì, theo The Guardian.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói Tokyo mong cuộc hội đàm thượng đỉnh sẽ dẫn đến “những bước tiến có thể chứng minh được” về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và một giải pháp cho vấn đề người Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thời chiến tranh lạnh
Lãnh đạo Kim xuất hiện tại Bàn Môn Điếm
REUTERS
Hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau tại ranh giới phân chia bán đảo Triều Tiên
REUTERS
Lãnh đạo Kim dẫn Tổng thống Moon qua phía Triều Tiên, và ít giây sau hai người trở lại phía lãnh thổ Hàn Quốc
REUTERS
Hai nhà lãnh đạo duyệt đội danh dự. Ông Kim Jong-un cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên duyệt đội danh dự của quân đội Hàn Quốc
REUTERS
Người dân Hàn Quốc cầm cờ thống nhất, theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
REUTERS
Nhà lãnh đạo Kim viết vào sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình trước sự chứng kiến của Tổng thống Moon.
REUTERS
Quang cảnh trong phòng họp tại Nhà Hòa bình
REUTERS
Bức tranh trong phòng họp của hai nhà lãnh đạo là tác phẩm của họa sĩ người Hàn Quốc Shin Jang-sik. Trong tranh là ngọn núi Geumgang ở Triều Tiên và từng được xem là biểu tượng của sự hòa hợp liên Triều. Miền Bắc mở cửa cho khách du lịch từ miền Nam đến ngọn núi này vào năm 1998 nhưng bắt đầu hạn chế từ năm 2008 sau vụ một du khách Hàn Quốc bị binh sĩ Triều Tiên bắn chết, theo The Korea Times.
Current Time0:48
/
Duration1:17
Auto
VIDEO: Có gì đặc biệt trong phòng họp thượng đỉnh liên Triều?