Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Thủ tướng Malaysia: "Trung Quốc thì có gì phải sợ"

Thủ tướng Malaysia: "Trung Quốc thì có gì phải sợ"


Hải Võ                     27/06/2018 08:02
Thủ tướng Malaysia: "Trung Quốc thì có gì phải sợ"

"Không có gì phải sợ" là điều thủ tướng 92 tuổi của Malaysia, ông Mahathir Mohamad, nói về Trung Quốc khi đề cập người láng giềng khổng lồ và quan điểm đối ngoại với Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vào tháng 6/2018, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chia sẻ về quan hệ với Trung Quốc cùng những ý tưởng của ông để giúp đất nước tiếp tục đi lên. 
Dưới đây là trích lược nội dung bài phỏng vấn tại văn phòng của ông Mahathir ở Putrajaya.
---
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 1.
Ông nghĩ thế nào về Trung Quốc?
Chúng tôi luôn có liên hệ với Trung Quốc. Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, chúng tôi phát triển quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Đôi khi chúng tôi còn trở thành phát ngôn viên cho Trung Quốc bởi vì đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi "Ông nghĩ như thế nào về Trung Quốc? Ông có sợ không?". Tôi đáp rằng, "Không có gì phải sợ cả".
Hai nước đã là láng giềng suốt 2.000 năm qua và các anh (Trung Quốc) vẫn chưa chinh phục được chúng tôi. Nhưng người Bồ Đào Nha đã xuất hiện vào năm 1509, hai năm sau đó họ tới và khuất phục chúng tôi.
Bởi vậy, tôi luôn kể lại câu chuyện này mỗi khi mọi người hỏi. Tôi luôn coi Trung Quốc là láng giềng tốt, đồng thời là thị trường rất lớn đối với mọi mặt hàng chúng tôi sản xuất. Malaysia là một đất nước thương mại, chúng tôi cần các thị trường và do đó không thể gây bất hòa với thị trường lớn như thế được.
Một số ý kiến nói ông "bài Trung Quốc", có đúng như vậy không?
Có một số chuyện rõ ràng đã được [Trung Quốc] thực hiện mà không hướng tới lợi ích hay thậm chí là không mang lại điều gì tốt đẹp cho Malaysia.
Chúng tôi chào đón đầu tư nước ngoài từ bất kỳ đâu, tất nhiên cả từ Trung Quốc. 
Nhưng đối với các hợp đồng được trao cho Trung Quốc và các khoản tiền lớn vay từ Trung Quốc, khi Trung Quốc nhận được các gói thầu, thì nhà thầu của họ lại muốn sử dụng nhân công từ Trung Quốc, muốn dùng mọi thứ nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay cả việc thanh toán cũng không thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc. 
Như thế thì chúng tôi không được gì cả. Loại thỏa thuận như vậy không phải điều tôi hoan nghênh.
Một điều nữa là họ phát triển "trọn gói" những thành phố hết sức tân tiến và đắt đỏ, mà người Malaysia không thể mua nổi. Vậy là họ sẽ đưa người nước ngoài đến các thành phố đó, mà hiện nay thì không nước nào trên thế giới lại cho phép quá nhiều người nhập cư vào quốc gia mình. Mọi người có thể thấy điều này ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ nơi nào.
Vì thế chúng tôi không muốn có những "thành phố trọn gói" mọc lên tại Malaysia, nơi nhà đầu tư bỏ tiền mua những khu đất lớn của Malaysia rồi đưa người nước ngoài đến sống. Đó là điều tôi phản đối. 
Tôi cũng phản đối nếu việc đầu tư như thế đến từ Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu. Không một ai muốn thấy làn sóng nhập cư ồ ạt, rõ ràng ở Malaysia cũng vậy.
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 2.
Thủ tướng Mahathir Mohamad và ông Jack Ma tại Kuala Lumpur. Ảnh: SCMP
Mặt khác, nếu đầu tư nước ngoài đi kèm những ý tưởng như ông Jack Ma (người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba - PV) đề cập - đó là đào tạo người Malaysia, để người Malaysia vận hành công việc, và thúc đẩy người Malaysia buôn bán ở Trung Quốc - thì tốt.
Trung Quốc đã có 300 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu. Đó là thị trường lớn. Ông ấy (Jack Ma) nói nếu mọi thứ đều được sản xuất ở Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ rất ô nhiễm.
Vì vậy cách tiếp cận và giới thiệu đề án của ông ấy hoàn toàn khác với những nhà thầu Trung Quốc khác - những người chỉ muốn lấy hợp đồng, rồi không thèm thuê công nhân [Malaysia]; mà đưa tất cả nhân công từ Trung Quốc qua. Đó là điều không được hoan nghênh.
Liệu Malaysia có hưởng lợi từ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?
Từ trước đây tôi đã nêu ý tưởng phát triển Con đường tơ lụa. Khi tàu bè phải chở nhiều dầu hơn thì chúng sẽ được chế tạo ngày càng lớn hơn... đến 500.000 tấn, trong khi tàu hỏa vẫn giữ nguyên kích cỡ như thế. 
Vậy là tôi viết thư cho ông Tập Cận Bình, gợi ý ông xây dựng một đoàn "siêu tàu", có thể là gấp rưỡi kích cỡ hiện nay, với toa tàu dài hơn và có thể di chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, bởi công nghệ ngày nay đã cho phép làm điều đó.
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 3.
Ông Mahathir Mohamad gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình năm 2013. Ảnh: news.cn
Sau đó thì hiển nhiên ông ấy đã đưa ra sáng kiến Vành đai, Con đường, [bao gồm] cả một tuyến hàng hải tới châu Âu. 
Chúng tôi cần có tuyến đường "mở" cho tất cả tàu bè, bởi chúng tôi giao thương với tất cả các nước và cần vùng biển khai phóng với tất cả mọi người, chúng tôi không cần tạo ra căng thẳng bằng các chiến hạm hiện diện.
Nhưng chúng ta cũng cần có các tàu nhỏ để bảo đảm vùng biển an toàn trước hải tặc. Đó là điều mà các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và các nước phương Đông khác có thể phối hợp, nhằm gìn giữ an ninh hàng hải cho tàu thuyền qua lại. Đây là ý kiến của chúng tôi. 
Chúng tôi không chống lại sáng kiến Vành đai, Con đường, nhưng sáng kiến này cần mở cửa đối với tất cả thương thuyền trên thế giới.
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 4.
Theo ông, đâu là cách tốt nhất để gìn giữ hòa bình ở biển Đông?
Tôi cho rằng không cần có quá nhiều tàu chiến. Các chiến hạm sẽ gây ra căng thẳng. Đến lúc nào đó, ai đó có thể phạm sai lầm và dẫn đến xung đột, một vài tàu chiến sẽ thiệt hại, thậm chí có khả năng chiến tranh. Chúng tôi không muốn điều đó.
Điều chúng tôi mong muốn là các vùng biển được giám sát bởi những nhóm tàu tuần tra nhỏ, được trang bị để đối phó với cướp biển chứ không phải để đánh trận.
Ý tưởng tàu nhỏ này sẽ là một phần trong cơ chế hợp tác của ASEAN?
Tất nhiên là như thế, bởi vì toàn bộ biển Đông được bao quanh bởi các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng nếu Trung Quốc muốn gửi các tàu cỡ nhỏ tham gia thì họ cũng được chào đón. Bất kỳ ai, bao gồm Mỹ, cũng được hoan nghênh nếu muốn tham gia, nhưng đừng đưa các chiến hạm đến đây.
Liệu Trung Quốc có để các vùng biển mở cửa tự do?
Tôi nghĩ các vùng biển mở mang lại lợi ích cho chính Trung Quốc, bởi như vậy sẽ có nhiều giao thương hơn. Anh không thể đòi hỏi mọi hàng hóa chuyển đến Trung Quốc phải đổi sang vận chuyển bằng tàu Trung Quốc trước khi tiến vào eo Malacca và biển Đông.
Hàng hóa từ châu Âu và Mỹ sẽ đi qua eo Malacca, và những tàu thuyền này cần được tự do đi qua eo biển, rồi tiến vào biển Đông để tới Trung Quốc. Anh không thể bắt một tàu chở dầu của người Mỹ dừng lại để bơm dầu sang tàu Trung Quốc, chuyện đó quá nực cười. Vùng biển phải luôn luôn rộng mở.
Chúng tôi có Malacca - một eo biển rất hẹp, chỉ rộng khoảng 20 dặm (32 km) và khá cạn. Chúng tôi chưa từng tìm cách chặn tàu đi qua. Mọi người đều được chào đón.
Mặc dù eo biển này nằm giữa Malaysia và Indonesia, và chúng tôi có thể đặt tên nó là "biển Malaysia-Indonesia", nhưng đã không làm vậy. Chúng tôi muốn vùng biển này mở bởi điều này tốt cho thương mại. Biển Đông cũng tốt cho các nước giao thương với nhau.
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 6.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang sẽ tác động đến khu vực như thế nào?
Tôi thấy tư duy rằng anh có thể bảo vệ điều gì đó bằng cách đe dọa chiến tranh là sai lầm. Chiến tranh không giúp giải quyết vấn đề mà nó tạo ra vấn đề, gây nên chết chóc và hủy diệt toàn bộ nền văn minh.
Nếu một cuộc chiến xảy ra thì tôi nghĩ không chỉ Mỹ và Trung Quốc thiệt hại, mà cả thế giới cũng tổn thất. Do đó chúng ta nên suy nghĩ theo phương diện giúp đại dương an toàn, chứ không phải là các tàu chiến, mẫu hạm Trung Quốc đối đầu với tàu chiến và mẫu hạm Mỹ, hay một bên có đánh bại bên kia, chế tạo các tàu chiến lớn hơn... và tiêu tốn rất nhiều tiền.
Ngày nay, chế tạo một phi cơ không hề rẻ. Từng có thời một chiến đấu cơ như chiếc Spitfire chỉ tốn 1 triệu ringgit. Bây giờ thì một chiếc máy bay ngốn đến 200 triệu ringgit (khoảng 50 triệu USD). Chúng tôi không thể đáp ứng được những thứ như vậy. Cho nên giá thành sản xuất vũ khí thấp hơn sẽ tốt cho nền kinh tế toàn cầu.
Dĩ nhiên các nhà buôn vũ khí sẽ kém vui, nhà sản xuất vũ khí không hài lòng, nhưng rồi họ sẽ sớm biết tận dụng cơ sở của mình để chế tạo ra các công cụ hòa bình.
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 7.
Khảo sát gần đây cho thấy lá phiếu của cử tri Malaysia ngả theo ba hướng, giữa đảng Pakatan Harapan của ông,  đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo PAS? Đảng Pakatan đã thu hút cử tri bằng cách nào?
Trong cuộc bầu cử lần thứ 13 (năm 2013), cử tri hoàn toàn không ủng hộ phe đối lập. Còn trong cuộc tuyển cử lần thứ 14, đã có đủ số phiếu ngả về phía đối lập để giúp giành thắng lợi. Như vậy là đã có những chuyển biến trong người dân Malaysia.
Người Malaysia chia thành ba nhóm: Người thành thị - những người hết sức phức tạp và độc lập; Người ngoại ô; và Người ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. 
Ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân ủng hộ chính đảng một cách trung thành. Họ không quan tâm đến những chuyện đang diễn ra và có thể không hiểu cả chuyện gì đang xảy ra. Nhưng ở khu vực thành thị và ngoại thành, dân chúng biết được những hành động sai trái của chính phủ và quay lưng với chính phủ. Chính lá phiếu của họ đã giúp chúng tôi chiến thắng. 
Thủ tướng Malaysia: Trung Quốc thì có gì phải sợ - Ảnh 8.
Người Malaysia đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Ảnh: Reuters
Các cử tri ở vùng nông thôn vẫn còn cần được giải thích nhiều. Họ hiểu về giá sinh hoạt đắt đỏ, nhưng không hiểu thế nào là 1 nghìn tỉ ringgit. 1 nghìn tỉ ringgit là gì? Đó là rất nhiều số 0, đến 12 số 0. Không dễ để họ nắm được điều đó. (Theo số liệu của chính quyền Mahathir, 1 nghìn tỉ ringgit là số nợ của Malaysia dưới thời cựu thủ tướng Najib Razak.) 
Vậy nên họ không quan tâm và tin là chính phủ nào thì cũng tham nhũng vậy thôi. Nghĩa là [họ tin] tôi cũng đã rất thoái hóa khi tôi làm việc trong chính phủ. Đó là cách nhận thức của họ. Và nhận thức chính là điều phân hóa người Malaysia: Nông thôn, ngoại ô, và thành thị.
Trong tương lai đảng Pakatan có thể làm gì khi không còn nhân tố Mahathir hỗ trợ?
Tôi không thể giữ tiếng tốt mãi được đâu. Sẽ có ngày tôi mang tiếng xấu, bởi vì khi anh công tác trong chính phủ thì anh sẽ phải làm những việc không được ủng hộ. Vậy nên đây không phải là một điều cố định. 
Nhưng ở thời điểm hiện tại thì tất nhiên, so sánh giữa thời kỳ của tôi với thời ông Najib, người dân sẽ thích cuộc sống được mang lại trong nhiệm kỳ của tôi hơn.
Khi nào sẽ có những buộc tội trong vụ quỹ 1MDB?
Chúng tôi biết vụ 1MDB là một bê bối rất lớn, chúng tôi là tiền bị đánh cắp và hàng tỉ ringgit đã bị mất. Nhưng khi đưa ra tòa án thì anh cần bằng chứng rõ ràng.
(Quỹ phát triển 1Malaysia Development Berhad (1MDB), được ông Najib Razak thành lập và điều hành từ năm 2009. Scandal 1MDB nổ ra năm 2016 khi Bộ tư pháp Mỹ khẳng định một quan chức cấp cao Malaysia cùng thân nhân đã bòn rút đến 4,5 tỉ USD từ quỹ này, thông qua các ngân hàng tại Mỹ-PV)
Các công tố viên lúc này đang thu thập bằng chứng để khi đưa ra xét xử, các thẩm phán không đánh giá dựa trên cảm tính mà nhờ vào thực tế cùng bằng chứng đưa ra. Đó là lý do chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Tổng Bí thư: "Dân biểu tình do bàn tay của phần tử phá hoại"


Tổng Bí thư: "Dân biểu tình do bàn tay của phần tử phá hoại"

17/06/2018 - 11:00 (GMT+7)
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc dân biểu tình là do sự thật b

xuyên tạc, lòng yêu nước của dân bị lợi dụng.


NAM_2725

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại quận Thanh Xuân, Hà Đông - Ảnh: Nam Nguyễn

Sáng nay (17/6), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu thuộc đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và quận Hà Đông, thông báo kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV vừa kết thúc. 
Sự thật bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng
Chia sẻ với các ý kiến của cử tri quận Thanh Xuân, Hà Đông, Tổng Bí thư cho biết sẽ tiếp thu và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tổng Bí thư cũng đề cập thêm đến những vấn đề nóng vừa qua được dư luận quan tâm để các cử tri rõ hơn.
Đó là việc Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) và Luật An ninh mạng gần đây khiến dư luận sôi sục, xảy ra chuyện biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để những phần tử chống đối, phá hoại, kích động, gây rối. "Chúng ta đã tập trung chấn chỉnh, khắc phục hậu quả, xử lý nghiêm minh những đối tượng cầm đầu chống đối. Đặc biệt, trong Bình Thuận tình hình rất nghiêm trọng” – Tổng Bí thư nói.
NAM_2777

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến chia sẻ của các cử tri - Ảnh: Nam Nguyễn

Về chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế, Tổng Bí thư cho biết đã có từ rất lâu - từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi đồng chí Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng đã đi khảo sát Vân Phong ở Nha Trang, Khánh Hoà, với tinh thần học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm cơ chế mới để mở rộng ra các khu vực. Tổng Bí thư nhận định, đây là vấn đề khó, mới, nhạy cảm nên chúng ta làm rất thận trọng.
Chủ trương của T.Ư là làm thế nào cho hiệu quả. Đặc biệt, liên quan đến quốc phòng an ninh, giữ gìn tật tự an toàn xã hội thì vừa phát huy sức mạnh trong và ngoài nước nhưng vẫn phải giữ được chủ quyền quốc gia, đó là chủ trương nhất quán, nhưng thiết kế cụ thể thế nào thì mỗi nước mỗi khác, mỗi khu vực lại khác nên không thể làm đại khái.
“Vừa rồi đã làm rất thận trọng, qua kỳ họp thống nhất tương đối cao, chuẩn bị thông qua tại kỳ họp vừa rồi nhưng vì có một số ý kiến đóng góp, Đảng, Nhà nước, Quốc hội thấy cần lắng nghe dân chủ, phải tiếp thu, bao giờ hoàn thiện tốt thì mới thông qua” – Tổng Bí thư nói.
NAM_2787

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: Nam Nguyễn

Theo Tổng Bí thư, Luật đặc khu được quyết định dừng từ ngày 8/6 nhưng 10/6 vẫn xảy ra chuyện biểu tình phản đối Luật, như vậy chứng tỏ có ý đồ khác.
Trong Luật đặc khu, Tổng Bí thư cho rằng điều gây băn khoăn nhất là quy định cho thuê đất 99 năm, nhưng ông nhấn mạnh, đây là cho thuê đất chứ không phải bàn giao đất cho nước nào đó rồi để người ta vào tự do.
“Pháp luật hiện hành thì Luật đất đai cho thuê đến 70 năm, còn đây là đặc khu nên dự kiến khuyến khích không quá 99 năm, nhưng phải qua bao nhiêu quy trình, Thủ tướng phê duyệt mới được vào. Mọi người cứ kích động chỗ này, cho rằng để cho Trung Quốc vào đây 99 năm thì mất nước, vì thế kích động đi biểu tình để biểu thị lòng yêu nước. Rõ ràng sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng, kích động để chống đối” – Tổng Bí thư nhấn mạnh và cho biết chúng ta đã quyết tâm chấn chỉnh bằng cách xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phá hoại.
Không nuông chiều, che giấu tiêu cực
Một lần nữa, Tổng Bí thư khẳng định, bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân, có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài, nên rất mong nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì Đảng của Hồ Chí Minh vì nước, vì dân chứ không phải vì mục đích gì khác, không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình.
NAM_2808

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng nhân dân nên bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước - Ảnh: Nam Nguyễn

Về Luật An ninh mạng, Tổng Bí thư cho rằng cũng do mạng kích động, vì trên thế giới đã rất nhiều nước có Luật này.
Ông cho rằng, công nghệ phát triển có nhiều lợi ích nhưng mặt khác lại rất khó quản lý, thường bị lợi dụng để kích động, gây rối, lật đổ chính quyền. Vì thế, cần có Luật này để bảo vệ chế độ này, không để “muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi”.
Dù có nhiều thông tin kích động nhưng theo Tổng Bí thư, Quốc hội vẫn sáng suốt thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ 86,86%. “Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, không mắc mưu. Dân tộc ta xưa nay tỉnh táo, thông minh, cảnh giác. Nội bộ chúng ta có khuyết điểm thì ta sửa chứ chúng ta không nuông chiều tiêu cực, che giấu tiêu cực” – ông nhấn mạnh và lưu ý, nếu để lợi dụng kích động, chống chế độ thì mất nước, mất chế độ.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Chuyện gì thực sự xảy ra ở Phan Rí?

Bản quyền hình ảnh








AFP/GETTY IMAGES
Xác xe trơ trọi xơ xác ở trụ sở PCCC, 25 QL 1, Phan Rí Thành, Bắc Bình (giáp Tuy Phong), tỉnh Bình Thuận
Image captionXác xe trơ trọi xơ xác ở trụ sở PCCC, 25 QL 1, Phan Rí Thành, Bắc Bình (giáp Tuy Phong), tỉnh Bình Thuận
Hôm 15/6, Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố hình sự vụ án gây rối trật tự an ninh ở khu vực Phan Rí, huyện Tuy Phong hôm 10-111/6, theo báo Vietnamnet.
Cơ quan cảnh sát khởi tố các hành vi gây rối trật tự công cộng, ủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ trong vụ "tụ tập đông người, quá khích".
Cũng theo báo này, hôm 10/6 người dân tuần hành trên Quốc Lộ 1, gây ùn tắc "chặn xe, thậm chí ném vào xe tuần tra, gây hư hỏng". Sang ngày 11/6, người dân lại tụ tập, những người quá khích tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy 8 ô tô, đập phá đốt cháy một số phòng làm việc ở trụ sở PCCC.

Sự kiện Phan Rí, theo lời nhân chứng

Ba người dân ở khu vực Phan Rí Cửa đã trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC ở Bangkok trong vài ngày qua về vụ việc xảy ra hôm 10 và 11/6. Ba người đều là nhân chứng vụ việc và xin được giấu tên.
Về việc tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy ô tô, cả ba người nhấn mạnh rằng, thứ nhất, cần phải hiểu là có nhiều thành phần ở trong cuộc biểu tình đó: người đi biểu tình, những thanh niên lạ mặt, hiếu chiến, những người dân bức xúc sau đó tham gia, và cuối cùng là những người dân hiếu kỳ.
"Một nhóm bà con cầm băng rôn, biểu ngữ 'Phản đối đặc khu' đến khu vực Cầu Nam, thuộc tuyến đường QL1, trong đầu nghĩ ôn hoà thôi, nhưng muốn chặn đường để được chính quyền chú ý,'' một người kể về vụ việc sáng Chủ Nhật 10/6.
Vẫn theo người này, cuộc biểu tình làm tê liệt giao thông từ sáng 10/6 đến 1 giờ sáng ngày thứ Hai 11/6, và trở nên căng thẳng khi có sự xuất hiện của khoảng hai tá cảnh sát cơ động xuất hiện gần khu vực ở cầu Nam. Sau đó, một người dân khi đi đến gần phía cảnh sát cơ động, thì ''đột nhiên bị thương".
Một nhân chứng khác nói với BBC người đàn ông này "đi ngang qua chỗ cảnh sát cơ động thì bị đánh" và nằm bất tỉnh - gây ra sự xôn xao bức xúc và thu hút thêm nhiều người dân hiếu kỳ.
Tấm khiên nằm ngổn ngang ở một góc của trụ sở PCCC Phan RíBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionTấm khiên nằm ngổn ngang ở một góc của trụ sở PCCC Phan Rí
Và không lâu sau đó, dưới cái nắng đổ lửa của Bình Thuận, là những cơn mưa đá dữ dội từ phía người dân và những quả pháo, bom khói từ phía cảnh sát, hai bên giằng co trên cầu Nam trong sự hò hét, cổ vũ của hàng trăm người dân hiếu kỳ.
Đến tầm chiều, phía CSCĐ chạy dồn về trụ sở PCCC, nơi những thanh niên trẻ tiếp tục đốt phá trụ sở. Người dân buộc cảnh sát phải cởi giáp mới được về, vẫn theo lời kể của các nhân chứng.
Buổi chiều 11/6, cuộc biểu tình ngã ngũ, ai về nhà nấy. Phan Rí lại bình yên.
Một nhân chứng nhấn mạnh với BBC rằng ''những người ném đá là những thanh niên rất lạ mặt, hoặc đeo khẩu trang, nhưng lại hiếu chiến, kích động, khiến cho mọi việc đi quá đà."
"Và chính người dân là người khuyên can họ đừng đốt trụ sở PCCC, những "lực lượng thanh niên này tràn vào tự làm theo ý họ."
"Bà con không hề có ý định chống lại chính quyền, chỉ muốn chính quyền lắng nghe nguyện vọng."

Nguyện vọng của người dân

Điều thứ hai mà ba nhân chứng nhấn mạnh, là chính quyền cần phải hiểu được nguồn căn, gốc rễ của sự bức xúc ức chế tiềm ẩn của bà con nơi đây.
Những gì còn sót lại nếu không phải là đống tro tànBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionNhững gì còn sót lại nếu không phải là đống tro tàn
Họ kể đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của Phan Rí kể từ đầu năm nay. Thực tế, chỉ cách đây 2-3 tháng, đã xảy ra một cuộc biểu tình phản đối tình trạng "giã cào bay".
Một thanh niên cho biết, nhiều năm qua, bà con ở đây đã rất bức xúc khi nhiều ngư dân từ các tỉnh khác đến giã cào, làm nguy hại đến nguồn thủy hải sản, ảnh hưởng đến miếng ăn của dân trong khu vực.
Một người khác nhắc lại rằng cũng cách đây ba năm, tại huyện Tuy Phong, đã xảy một biểu tình khá bạo lực để phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây.
Hồi tháng 4/2015, nhiều người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong đã cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật cho nhiều người dân địa phương.
Sự thù hằn đối với Trung Quốc ngày càng thêm sâu đậm, có thanh niên kể "thấy người Trung Quốc là muốn đánh".
Cuộc biểu tình đụng độ hôm 11/6 là một sự tự phát bùng lên từ sự phẫn uất bức xúc bấy lâu nay?Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionCuộc vụ đụng độ hôm 11/6 là một sự tự phát bùng lên từ sự phẫn uất bức xúc bấy lâu nay?
"Dự luật đặc khu là người dân nghĩ chính quyền sẽ cho Trung Quốc thuê chứ không phải do doanh nghiệp trong nước, cho nên dân mới đi biểu tình hô 'Đả đảo Trung Quốc', 'Đả đảo đặc khu', một trong ba thanh niên cho biết.
"Mấy ổng nhiệm kì có 5 năm thôi mà cho nó thuê 99 năm, rồi nó đưa quân, đưa con cháu nó qua sau mình biết, để nó muốn làm thì nó làm như thằng Formosa, thằng Vĩnh Tân à?"
Về cáo buộc được trả 300.000 để đi biểu tình, thì một thanh niên nổi giận phản pháo: "Người ta nghỉ đi biển bỏ việc để đi biểu tình, họ muốn làm vậy để cho chính quyền biết, vì chỉ có chặn quốc lộ, chính quyền cuối cùng mới để ý tới dân."
"Ở đây nhiều người dân cũng hiểu biết, anh nói anh hoãn, anh lùi là anh ngụy biện, anh hoãn 1, 2 ngày hay 1, 2 tháng hay 1, 2 năm hay vô thời hạn?"
"Họ mới lùi dự luật chứ đâu phải là không có thuê, lỡ đâu họ đột ngột thông qua thì sao?"
"Dân đâu có phải con nít, dân đâu phải ngu!" một thanh niên nói, lý giải vì sao bà con vẫn biểu tình dù chính quyền đã thông báo hoãn thông qua Luật Đặc khu.
Ba nhân chứng này cũng phản ánh với BBC tình trạng thất nghiệp và tệ nạn cướp giật ở địa bàn cũng xảy ra nhiều.
Người biểu tình được nhìn thấy đã ném gạch đá và bom xăng về phía công an hồi tháng 4/2015Bản quyền hình ảnhYOUTUBE
Image captionNgười biểu tình được nhìn thấy đã ném gạch đá và bom xăng về phía công an hồi tháng 4/2015
Cả ba thừa nhận là đã có những đối tượng kích động, hiếu chiến, nhưng cũng vì thế mà những người dân khác, vốn bức xúc lâu ngày, cũng "dựa hơi" có dịp giải tỏa, xả ra "những dồn nén bấy lâu nay".
Đến sáng 12/6, cuộc sống bình yên lại trở lại với cầu Nam với Phan Rí Cửa.
Người dân tiếp tục cuộc sống như chưa có gì xảy ra, chỉ riêng tòa nhà ở số 25 QL 1A vẫn đầy ám khói đen, ngổn ngang với những tàn tích, những xác xe cháy rụi nằm xụi lơ xơ xác.
Một nhân chứng nói với BBC họ không biểu tình nữa vì nghe đâu "có một binh đoàn ở Trung ương xuống Bình Thuận" nhưng khi nào không thể nhịn được nữa, họ nói họ "có lẽ sẽ lại xuống đường".
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492421?ocid=socialflow_facebook