Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Lăng mộ rộng lớn cho ông Trần Đại Quang gặp phản ứng của dư luận

Lăng mộ rộng lớn cho ông Trần Đại Quang gặp phản ứng của dư luận

Nơi an táng ông Trần Đại Quang, được công an và quân đội canh gác suốt ngày đêm. (Hình: Báo Dân Việt)
NINH BÌNH, Việt Nam (NV) – Nhiều báo tại Việt Nam đưa tin cả trăm chiếc xe cơ giới đủ loại đã được huy động để san ủi, dựng lễ đài tại khu mộ huyệt mà ông Trần Đại Quang, chủ tịch nhà nước CSVN, đã chuẩn bị từ lâu tại quê nhà cho mình sau khi chết.
Các báo như Dân Trí, Thanh Niên, Dân Việt,… tường thuật cho hay, đèn điện thắp sáng trưng hối hả làm cả ban đêm cho kịp. Hàng trăm dân làng đã bị trưng dụng để dọn dẹp đường xá, cắt tỉa cây cối.
Theo tường thuật, nơi chôn cất ông Quang vốn là đất ruộng của dân địa phương, nằm bên một con sông nhỏ, được gia đình ông mua rồi “dồn thửa” thành diện tích lớn mấy mẫu tây. Hai bên bờ sông được xây kè đá đẹp mắt.
Nhiều tờ báo ban đầu tường thuật, “khu đất này rộng khoảng 2-3 héc ta (20,000 – 30,000 m2), nằm trên cánh đồng lớn ở xã Quang Thiện, phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.” Nhưng sau đó các bài viết đã cắt bỏ chi tiết này.
Báo Dân Việt cho biết, “Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương của Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.”
“Thông báo cũng nêu rõ, trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27.9.2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.”
Dân chúng bình luận trên mạng bầy tỏ sự ngạc nhiên về sự chuẩn bị cái “lăng mộ” của một “ông vua đỏ” chẳng khác gì chuẩn bị lăng mộ của những ông vua thời xưa, trong khi luật lệ của chế độ quy định mộ phần của người chết không quả 5 mét vuông.
Nơi xây lăng mộ cho ông Trần Đại Quang được mô tả là cách quốc lộ 10 khoảng 2 km, thuộc xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). (Hình: Báo Dân Việt)
Trên trang “facebook Trương Huy San” nhà báo Osin-Huy Đức viết: “Một chính thể giành được quyền bởi cam kết với dân chúng dẹp bỏ những tàn dư phong kiến thì lãnh đạo không thể lăng tẩm như vua. Dùng tiền ngân sách đã không nên, dùng tiền tư càng khiến dân đặt thêm nhiều câu hỏi (không phải cứ Chủ tịch là “Bác”; không phải bất cứ ai đeo 4 sao đều như “Đại tướng”).”
“Đành rằng, nghĩa tử nghĩa tận. Đành rằng kỷ luật Đảng cũng như tố tụng cần một quy trình. Nhưng cái chết luôn là cơ hội để thiên hạ định luận. Sơn son thếp vàng cho những cái ngai đã mục ruỗng; ca tụng mà bất chấp dân chúng đang bàn tán… là cách tốt nhất để gửi đi những thông điệp tiêu cực.”
Facebooker “Lê Dũng Vova” nêu ra hàng loạt câu hỏi: “Dự án khu an táng ông Quang có diện tích như vậy thì còn lớn hơn cả diện tích nghĩa trang Mai Dịch hiện nay. Không rõ số đất nông nghiệp này được gia đình ông Quang mua khi nào hay nhà nước cấp theo tiêu chuẩn nào, qui định nào của pháp luật? Luật sử dụng tài nguyên đất đai điều khoản nào cho phép lấy đất hai lúa để chuyển đổi sang xây lăng mộ? Nếu mỗi công chức cấp cao lại chiếm vài héc ta để làm của riêng, xây lăng mộ thì còn đâu ruộng đất của quốc gia, của dân cấy trồng nữa?”
Tương tự, nhà báo Tâm Chánh, trên trang facebook cá nhân bình luận: “Con đường của những người cộng sản rồi cũng dừng lại…ở lăng mộ của họ.”
“Có thế thật, nhiều đảng viên cộng sản thời này, từ lãnh đạo cấp cao cho đến cấp tầm tầm, thấp thấp rầm rộ xây mộ, xây lăng, xây phủ, xây điện.”
“Mộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang gấp rút xây dựng trên một khu ruộng quê ông. Rộng đâu cỡ 3ha, bằng cỡ lăng Minh Mạng, cũng hào, cũng kè, cũng uy nghi bề thế. Nghe đâu ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu cũng về với đất trên những mảnh ruộng nhiều hơn bình quân ruộng đất đầu người quê họ.”
“Đất đai nhỏ hẹp, ruộng đồng manh mún, để làm được khu mộ như vậy, phải hợp thửa. Ruộng đất vẫn là của sở hữu toàn dân, dân chỉ mới được quyền sử dụng có thời hạn. Trên đất ấy, lăng mộ vẫn được xây như đã là hương hoả của riêng, can gì thời hạn quyền sử dụng ngắn dài.”
Tại Việt Nam, đảng cộng sản dành hẳn nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, làm nơi chôn cất các lãnh đạo chóp bu hay các quan chức cao cấp, các nhân vật có nhiều công trạng với chế độ. Tuy nhiên, nhiều năm qua nghĩa trang này gần như hết chỗ và phải mở rộng thêm khoảng 3,000m2. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến các cựu lãnh đạo, như Võ Nguyên Giáp, Phan Văn Khải, và bây giờ là Trần Đại Quang, chọn nơi an táng tại quê nhà. (KN-TN)

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình

Gấp rút chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình

authorPhan Anh Thứ Bảy, ngày 22/09/2018 15:41 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Con đường dài gần 200 m được tu sửa, nhiều đèn đường được thắp sáng để chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang theo nghi thức cao nhất cấp Nhà nước tại quê nhà thuộc tỉnh Ninh Bình.

Clip: Công tác chuẩn bị mặt bằng cho lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 1
Trong hai ngày 21 và 22.9, công tác chuẩn bị mặt bằng ở xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang được gấp rút diễn ra để chuẩn bị lễ tang.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 2
Một khối lượng lớn vật liệu xây dựng được tập kết gần nhà Chủ tịch nước. Nơi đây sẽ đón các đoàn quốc tế, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 3
Hàng chục máy móc chuyên dụng và nhiều xe tải lớn làm việc liên tục, gấp rút.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 4
Khu vực được lựa chọn làm lễ viếng dài gần 200 m, nằm ngay đối diện cổng nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 5
Nơi này cách quốc lộ 10 khoảng 2 km, thuộc xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 6
Các hoạt động thi công tại đây đều được giám sát chặt chẽ.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 7
Ngoài công tác giải phóng mặt bằng, đường điện thắp sáng cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 8
Dưới thời tiết nắng gắt, nhiều người dân tiến hành quét dọn vệ sinh những khu vực đã hoàn thành thi công.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 9
Kênh dẫn nước qua trước mặt khu vực này được kè đá kiên cố.
 gap rut chuan bi cho le quoc tang chu tich nuoc o que nha ninh binh hinh anh 10
Xung quanh nơi này được lực lượng công an và bộ đội bố trí chốt chặn để bảo vệ an ninh từ xa.
http://danviet.vn/video-anh/gap-rut-chuan-bi-cho-le-quoc-tang-chu-tich-nuoc-o-que-nha-ninh-binh-915164.html

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Tuần làm việc cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Tuần làm việc cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang


Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào hồi 10h5’ sáng nay ngày 21/9/2018 do mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã có một tuần làm việc với nhiều hoạt động trên vai trò Chủ tịch nước.
Tiếp cố vấn Nhà nước Myanma
Ngày 13/9/2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar – Trưởng đoàn Myanmar tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tổ chức tại Hà Nội ngày 11-13/9/2018.
Chủ trì phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Sáng 15/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp thứ 6. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
Phiên họp thứ 6 để xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với Tờ trình của Ban Nội chính Trung ương về nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ 2016 - 2021; Báo cáo của Quân ủy Trung ương về việc điều chỉnh Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội”; Tờ trình của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về Đề án “Đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính”; Báo cáo về một số vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp tại một số địa phương.
Gửi điện thăm hỏi Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Duterte.
Ngày 18/9, sau khi nhận được tin siêu bão Măng Cụt (Mangkhut) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh miền Đông Bắc Philippines, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Duterte.
Tiếp Chánh án TAND TC Trung Quốc
Chiều ngày 19/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Trong đó, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thường xuyên tiếp xúc, trao đổi trong khuôn khổ quan hệ hai nước, đồng thời ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. 
Bức thư cuối cùng viết cho các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu năm Mậu Tuất 2018, ngày 20/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng trên cả nước.
Thư Chủ tịch nước viết:
Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý!
Đón Tết Trung thu năm nay, bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam tình cảm thân thương nhất.
Bác rất vui khi các cháu luôn tu dưỡng, rèn luyện, yêu lao động, ham học hỏi, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhiều cháu đã vượt khó, vươn lên đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Mỗi việc làm tốt của các cháu là niềm vui của nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho Đêm hội Trăng rằm thêm vui tươi, bổ ích.
Các cháu yêu quý!
Đảng, Nhà nước, các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo để các cháu được sống, học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh. Bác mong các cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa, sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.
Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn!
Thân ái!"
                                     Huyền Anh
https://infonet.vn/tuan-lam-viec-cuoi-cung-cua-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-post275269.info

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần

 Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần


Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần lúc 10 giờ 5 phút ngày 21.9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần /// Ảnh: Ngọc Thắng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
ẢNH: NGỌC THẮNG
Current Time0:12
/
Duration3:02
Auto
[VIDEO] Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần - ảnh 1
Ông Trần Đại Quang được phong Đại tướng năm 2012 
ẢNH: NGỌC THẮNG
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10 giờ 5 phút ngày 21.9.2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần - ảnh 2
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần - ảnh 3
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần - ảnh 4
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần - ảnh 5

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời
Thứ sáu, 21/9/2018, 11:45 (GMT+7)





Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở tuổi 62 vào sáng nay tại Hà Nội.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mắc bệnh hiểm nghèo, đã được các giáo sư bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa, lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.
Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 10h05 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Ông là Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, từng học Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương, Cao đẳng Ngoại ngữ (Bộ Công an) và Đại học An ninh nhân dân.
Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.
Trước khi làm Thứ trưởng Công an từ năm 2006 đến tháng 8/2011, ông có nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định, trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Phó chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Ban Thời sự
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-doi-3813099.html