Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Cảnh sát can thiệp BOT Cai Lậy đúng hay sai?

Cảnh sát can thiệp BOT Cai Lậy đúng hay sai?

Giữa căng thẳng tài xế - "nhà trạm" ở BOT Cai Lậy, lực lượng công an đã nhiều lần can thiệp, thu giữ giấy tờ của tài xế, mời tài xế về làm việc...

Cảnh sát can thiệp BOT Cai Lậy đúng hay sai? - Ảnh 1.
Lực lượng công an bố trí dày đặc tại khu vực trạm thu phí Cai Lậy ngày 30-11 - Ảnh: THANH TÚ
14 giờ, ba lần 14 giờ, ba lần 'thất thủ', BOT Cai Lậy có dừng thu phí?
TTO - Bị tài xế phản đối liên tục, chỉ từ 12h45 ngày 30-11 đến 2h30 ngày 1-12, trạm BOT Cai Lậy đã ba lần "thất thủ" phải xả trạm.
Sau lần xả cửa thứ nhất từ 12h45 đến 13h35 ngày 30-11, khi trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1 (Tiền Giang) hoạt động trở lại, các tài xế tiếp tục trả tiền lẻ và lần này họ nhất quyết không vào bãi dành riêng cho xe trả tiền lẻ.
Với những trường hợp này, kịch bản của "nhà trạm" là dùng xe cẩu cẩu các xe ra khỏi làn thu phí. Tuy nhiên, các tài xế vẫn cố thủ trên xe. 
Theo một tài xế: "Việc trả tiền thu phí, dù là tiền mệnh giá lớn hay nhỏ, là giao dịch dân sự giữa tài xế và phía đơn vị thu phí. Công an không có quyền can thiệp vào và không được cẩu xe vì chúng tôi không vi phạm Luật Giao thông đường bộ".
Đỉnh điểm là vào khoảng 16h, tài xế xe 61A 276... đến buồng thu phí trả tiền lẻ. Nhân viên thu phí không đồng ý và yêu cầu cho xe vào làn chờ. Lúc này một CSGT Công an Tiền Giang yêu cầu tài xế này trình giấy tờ xe. 
Video tạm dừng
Lực lượng chức năng đưa những người quá khích khỏi hiện trường - Video: H.L
Sau khi trình giấy tờ xe và bằng lái thì vị công an này mang đi và yêu cầu cẩu xe 61A 276... đi chỗ khác. Bức xúc trước hành động này, nhiều người đã vây quanh đại tá Trần Hoài Bảo, trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Tiền Giang, yêu cầu trả bằng lái xe cho tài xế. 
Phải hơn 10 phút đôi co, tài xế vẫn chưa nhận lại được bằng lái nên nhiều người đã vây kín khu vực thu phí khiến giao thông chiều từ TP.HCM - Mỹ Thuận tê liệt. Đến khi hơn 20 cảnh sát cơ động được điều đến thì trật tự mới vãn hồi.
Trong buổi chiều 30-11, công an huyện Cai Lậy đã đưa hai tài xế về trụ sở để làm việc, do cho rằng hai người này gây rối, kích động.
Trả lời vì sao lực lượng công an đưa những chủ xe trả tiền lẻ vào khu vực riêng, đại tá Trương Văn Sáng - trưởng công an huyện Cai Lậy - cho biết việc mời các tài xế ra khỏi làn thu phí trong ngày 30-11 là đúng theo quy định pháp luật.
Theo đại tá Sáng, những tài xế xe này cố tình gây cản trở giao thông khiến kẹt xe trên quốc lộ 1. "Chúng tôi đang củng cố chứng cứ để xử lý hai trường hợp này theo quy định. Tuy nhiên, xử lý về tội gì thì sẽ thông tin sau", ông Sáng nói.
Cảnh sát can thiệp BOT Cai Lậy đúng hay sai? - Ảnh 4.
Lực lượng chức năng đem xe cứu hộ đến trạm phu phí BOT Cai Lậy cẩu xe nhưng bất thành - Ảnh: THANH TÚ
Việc lực lượng cảnh sát túc trực để điều tiết, giữ gìn trật tự, đề phòng, xử lý hành vi gây rối (nếu có) tại trạm thu phí là cần thiết. Tuy nhiên, phải khẳng định ngay việc tài xế dùng tiền lẻ hay chẵn là quyền của tài xế, không vi phạm pháp luật. Mệnh giá tiền bao nhiêu hoặc phương thức thanh toán nào khác phù hợp (cà thẻ nếu có) giữa tài xế và trạm thu phí là quan hệ dân sự đơn thuần", luật sư Thắng nói.
Theo luật sư, rắc rối phát sinh giữa tài xế và trạm thu phí chỉ là các bên chưa sử dụng phương thức thanh toán phù hợp. Rắc rối đó, phía tài xế chỉ là thiếu thiện chí trong thanh toán (nếu có) nhưng lỗi của trạm thu phí lớn hơn. Bởi lẽ trạm buộc tài xế đóng phí nhưng lại không chuẩn bị đầy đủ công cụ, phương thức thanh toán. Đó là chưa kể đến việc đặt trạm thu phí tại vị trí đó để thu tiền là chưa đúng.
"Như vậy, lực lượng cảnh sát giao thông tham gia giải quyết rắc rối đó bằng cách thu giữ bằng lái, giấy tờ xe của tài xế là hành vi trái luật", ông Thắng khẳng định.
Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ được quyền kiểm tra, giữ giấy tờ, bằng lái của tài xế khi xử lý vi phạm hành chính về giao thông. Trường hợp giữ giấy tờ, bằng lái để xử lý vi phạm giao thông thì phải lập biên bản đầy đủ. 
Trường hợp nếu cần xử lý hình sự tài xế vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm về hành vi gây rối trật tự thì thẩm quyền cũng không thuộc về cảnh sát giao thông.
Trường hợp cảnh sát giao thông giữ giấy tờ, bằng lái của tài xế không đúng quy định thì tài xế hoàn toàn có quyền khiếu nại thủ trưởng cơ quan công an để xử lý hoặc khởi kiện hành chính.
Về trường hợp một tài xế thiếu tiền qua trạm do người này trả tiền qua thẻ nhưng trạm không có nơi cà thẻ, dẫn đến trạm thu phí tạm giữ CMND của tài xế là trái quy định pháp luật.
Cụ thể, theo quy định nghị định số 05/1999/NĐ-CP thì CMND bị tạm giữ khi có hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, hoặc bị tạm giam, chấp hành án phạt tù, chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng...
Như vậy, CMND chỉ bị tạm giữ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định.
Trường hợp tài xế thiếu tiền mặt, đưa thẻ cho trạm quẹt nhưng trạm lại không bố trí máy quẹt thì đó là lỗi của trạm. Với việc lập biên bản để tạm giữ CMND của tài xế như vậy là trái quy định.



https://tuoitre.vn/canh-sat-can-thiep-bot-cai-lay-dung-hay-sai-20171201094027184.htm

Người dân tiếp tục phản đối, bất chấp trạm thu phí Cai Lậy giảm giá


Người dân tiếp tục phản đối, bất chấp trạm thu phí Cai Lậy giảm giá

Trưa ngày 30/11, tình trạng kẹt xe lại tiếp diễn. Ảnh: Tuổi Trẻ
Từ khoảng 9 giờ sáng ngày 30/11, trạm thu phí Cai Lậy trở nên quá tải khi rất đông tài xế tại đây không dung tiền lẻ như trước đây để phản đối, mà chuyển sang sử dụng tiền có mệnh giá 500 ngàn để mua vé khi qua trạm.
Hơn 3 tháng kể từ khi trạm thu phí Cai Lậy phải phải dừng hoạt động do làn sóng phản đối từ cánh tài xế. Vào sáng ngày 30/11, trạm đã đi vào hoạt động trở lại. Chủ đầu tư trạm thu phí đã quyết định giảm giá 30% đối với các loại phương tiện xe khi đi qua đây. Đối với xe dưới 12 chỗ chỉ còn 25 ngàn đồng/lượt; đối với xe trên 18 tấn là 140 ngàn đồng/lượt. Tuy nhiên, đó không phải là yêu cầu mà cánh tài xế đã yêu sách đối với chủ đầu tư. Họ đòi hỏi trạm thu phí phải di dời, đưa về đúng vị trí là tuyến đường tránh, nơi mà chủ đầu tư đã bỏ tiền ra để làm đường, chứ không phải là đặt ngay trên đường Quốc lộ 1.
Bảo vệ trạm thu phí ngăn cản không cho phóng viên tác nghiệp. Ảnh: Vietnammoi
Để đối phó với việc tài xế sẽ sử dụng tiền lẻ nhằm phản đối với trạm thu phí, chủ đầu tư đã bố trí thêm 2 bãi chỉ để dành riêng cho những tài xế nào sử dụng tiền lẻ khi qua trạm. Với mỗi bãi có sức chứa từ 20-25 xe thừa sức ngăn chặn được việc tài xế dung tiền lẻ để phản đối.
Phải nói rằng, việc dung tiền lẻ để phản đối của cánh tài xế là việc làm hết sức thông minh, nó tạo ra nguồn động lực cho những người khác lên tiếng phản đối. Điều này khiến cho giới đầu tư mà đằng sau đó là những lãnh đạo cấp cao phải lo lắng, vì nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn, nó có thể kéo theo sự sụp đổ có hệ thống các trạm thu phí theo mô hình BOT trên khắp cả Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ sự trợ giúp của giới truyền thông, báo chí nên những người hành nghề chạy đường xa có thêm sức mạnh.
Cũng nhờ cánh tài xế phản ứng mạnh đối với trạm thu phí, nên một loạt các trạm thu phí trên cả nước đã phải giảm cước phí và hoàn toàn miễn phí cho dân cư địa phương. Đây là điều trước đây chưa hề xảy ra.
Ngay trong ngày đầu trạm thu phí Cai Lậy thu phí trở lại, trên trang fanpage Bạn Hữu Đường Xa đã có lời kêu gọi các thành viên thay vì sử dụng tiền lẻ, hãy sử dụng tiền có mệnh giá 500 ngàn khi đi qua trạm. Điều này sẽ khiến cho nhân viên đứng quầy mất nhiều thời gian đếm và trả tiền cho khách.
Tin từ trạm thu phí Cai Lậy cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thong tỉnh Tiền Giang đã bố trí ngay tại trạm một chiếc xe cẩu, bất kỳ xe nào sử dụng tiền lẻ khi qua trạm sẽ được cầu sang bãi dành cho xe sử dụng tiền lẻ. Những cảnh sát giao thông này rất nhã nhặn, họ không phản ứng trước việc tài xế dùng tiền lẻ, mà chỉ nhắc nhở không nên gây ách tắc.
Tuy vậy, đến trưa cùng ngày, tình trạng kẹt xe lại diễn ra với chiều dài hơn 1km. Nguyên nhân là do giới tài xế đã hẹn nhau trước đó, dùng tiền lẻ để qua trạm khiến cho nhân viên không kịp đếm tiền và thối cho khách.

Có một sự việc hết sức nực cười, vào buổi sáng trước khi trạm thu phí Cai Lậy bắt đầu hoạt động trở lại, rất đông đảo cánh phóng viên, báo chí đến đây tác nghiệp để xem phản ứng của dân chúng. Tuy nhiên, bảo vệ trạm thu phí đã có hành động ngăn cản, xua đuổi không cho phóng viên làm tròn bổn phận của mình
http://www.baocalitoday.com/viet-nam/nguoi-dan-tiep-tuc-phan-doi-bat-chap-tram-thu-phi-cai-lay-giam-gia.html

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

ĐỌC LẠI “MỘT CƠN GIÓ BỤI” CỦA TRẦN TRỌNG KIM

ĐỌC LẠI “MỘT CƠN GIÓ BỤI” CỦA TRẦN TRỌNG KIM

Năm 1945 Thế Chiến II kết thúc. Đầu năm này, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.  Sau cuộc đảo chánh, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam và tiếp tục cho hoàng đế Bảo Đại tại vị.
Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim thành lập. Đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam.  Tuy chi tại chức có 4 tháng nhưng thủ tướng họ Trần và nội các của ông đã thực hiện được một số việc trọng đại cho đất nước.
Thành tích quan trọng nhất mà chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện được là thâu hồi độc lập cho tổ quốc : ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihachi đồng ý trả lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng,  Đà Nẵng  và ngày 8/8/1945 trao trả Nam Bộ cho chính quyền trung ương.
Thủ tướng Trần trọng Kim đã thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay phát xít Nhật mà không tốn một giọt máu. Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá hỏng và hậu quả là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, chết chóc, thù hận và tụt hậu,như mọi người đều đã thấy.                                                                   
*
Thủ tướng Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại Hà Tĩnh.   Năm1905 ông sang Pháp du học tại trường sư phạm Melun.  Năm 1911 ông về nước làm nghề dạy học.  Năm 1942 ông giữ chức thanh tra tiểu học miền Bắc. Ngày 2/4/1945  ông được vua Bảo Đại vời ra Huế.  Ngày 16/4/1945  ng chấp nhận đề nghị của vua Bảo  Đại, đứng ra lập chính phủ.
Mười một ngày sau khi Nhật trao trả toàn bộ lãnh thổ do Pháp chiếm giữ cho Việt Nam thì Viêt Minh đã phá hỏng nền độc lập và thống nhất ấy và thay thế vào đó bằng một cuộc chiến 30  năm “nồi da xáo thịt”. 
Ngày 2/9/1945 chính phủ Trần Trọng Kim ra lệnh cho công chức tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ. Lợi dụng cuộc biểu tình này. Việt Minh phát động một cưộc tổng nổi dậy cướp chính quyền.  Quân đội Nhật ngỏ lời giúp đàn áp Việt Minh, nhưng  thủ tướng họ Trần, vì thương dân, không đồng ý.  Sau đó ông đã giải tán nội các và khuyên vua Bảo Đại thoái vị.  Chính vì vậy mà Việt Minh đã thành công trong việc cướp chính quyển và đã làm cho nhân dân Việt Nam khốn khổ từ ngày đó cho đến ngày nay, khổ nạn này vẫn chưa chấm dứt.
Cho nên nếu nói vể “cách mạng mùa Thu” ở Việt Nam thì phải nói đến cuộc cách mạng dân chủ ngày 8/8/1945 của chính phủ Trần trọng Kim, còn cuộc đảo chánh ngày 19/8/1945 của Việt Minh chỉ là một cuộc phá hoại.
Di huấn Trần Trọng Kim
Năm 1949 thủ tướng Trần Trọng Kim đã cho xuất bản một cuốn hồi ký mang tên “Một Cơn Gió Bụi”.  Đây là một cuốn lịch sử qúy gía gồm  12  chương mà tất cả chúng ta đều phải đọc và không những chỉ đọc không thôi mà cỏn phải nghiền ngẫm qua thời gian, để thấu triệt lịch sử dân tộc.
Đặc biệt chúng tôi xin giới thiệu Chương số 7 mà đã là người Việt Nam thì ai cũng nên học thuộc lòng. Chương này mang tên “Tôn Chỉ Và Sự Hành Động Của Đảng CSVN”.
Chúng tôi xin được viết bằng chữ nghiêng để qúy vị dễ theo dõi trong những đoạn viết sau đây . Xin qúy vị đọc tiếp. 
Cộng sản đảng theo cách tổ chức và hành động của họ là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài.  Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc.  Cộng sản giáo ngày nay hoàn toàn duy vật tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa mà nhât thiết phải sùng ái những người như Karl Marx, Lenin, Stalin để thay những bậc thần thánh cũ bị truất bò.
Đã mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tà đạo. Ai  không tin và phản đối những người đứng  đầu đảng, tức những bậc giáo chủ, thì là những người phản đạo, tất phải nghiêm trị.  Vì vậy mới có sự tàn sát những người cộng sản theo Trotsky (cộng sản Đệ Tứ Quốc Tế) là một chi cộng sản phản đối chủ nghĩa cộng sản Đệ Tam Quốc Tế. 
Vậy tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng.
Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng nên họ tìm cách bỏ hết. Vì có tư tưởng như thế nên cha con anh em, bạn bè, không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa cộng sản và phục tùng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau. Hễ ai làm những việc mà có lợi cho đảng thì là người giỏi, người tốt.  Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ, đều bỏ hết, bỏ đến tận cỗi rễ để hành lập xã hội mới. 
Cái xã hội mới ấy không đấu tranh cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tình đầu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa thì cũng chỉ là phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào đó để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản.
Khi ở đâu sự tranh đấu cho giai cấp ấy được thắng lợi thì cứ tranh đấu mãi để bảo vệ quyền lới cho giai cấp ấy và xóa bỏ hết cương giới giữa nước nọ với nước kia để thực hiện một thế giới đại đồng đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga. Nước nào không theo chế độ cộng sản thì bị trục xuất ngay ra khỏi hệ thống cộng sản. 
Cái phương thuật của đảng cộng sản Nga không khéo ở chỗ ấy. Tuy nói rằng bài trừ đế quốc và tiêu diệt độc tài nhưng lại áp dụng độc tài tàn ác hơn thời xưa và gây ra một thứ đế quốc theo một danh hiệu khác để tự mình thống trị hết thiên hạ. Chẳn khác gì thời xưa  bên Tàu các chư hầu phải phục tùng mệnh lệnh thiên tử. 
Thì ra thế gian này chẳng có gì mới lạ : chế độ cộng sản ở nước Nga chẳng  khác gì chế độ nhà Tần bên Tàu thời Chiến Quốc.  Có khác chỉ là những phương tiện khoa học và những mánh khoé hiện thời mà thôi, còn thì cũng tàn bạo gian trá, cũng dùng những âm mưu qủy quyệt để thống trị hết các nước.  
Về hành động thì đảng cộng sản chyên dùng những âm mưu xảo trá, nên tuy có thắng lợi thì cũng được ít người trí thức đi theo. Vì thế mà họ bài trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà trẻ con và những người lao động là những người dễ khuyến dụ, dễ lừa dối. 
Người cộng sản khi đã hành động hay dùng đến hai chữ “giải phóng”. Cần phải hiểu rõ nghĩa của hai chữ ấy.  Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi mới để bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang  cái cũi mới ấy, đó là giải phóng theo kiểu cộng sản.
Các chế độ cộng sản giống như in các chế độ chuyên chế thời xưa. Ai nói xấu và công kích thì bị đầy bị giết. Ai không sốt sắng thì bị tình nghi phải chịu mọi điều phiền khổ.  Cả nước bị chính quyền theo dõi bởi những toán trinh thám tố cáo hết người này đến người khác. Thành ra nhân dân trong xã hội không biết ai là bạn ai là thù, mất hẳn sinh thú ở đời.
Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh thấy luôn luôn nào là hạnh phúc nào là tự do nào là bình đẳng nhưng thực sự thì là trái ngược tất cả. Tất cả chỉ là nói dối và lừa bịp, giết hại. tàn phá, miễn sao làm cho người ta mắc lừa hay sợ sệt theo mình là được.  Đó là cái thủ đoạn của Việt Minh.  Dân tình thấy thế lấy làm ngao ngán nhưng không dám nói ra. Cho nên trong dân gian đã có câu nói như “Vẹm”.  Vẹm là do hai chữ viết tắt VM đọc nhanh mà thành ra”. ( hết trích). 
Những đoạn văn bằng chữ nghiêng nói trên là di huấn của thủ tướng họ Trần truyền lại cho con cháu. Từ nhiều thập kỷ qua những người cộng sản đã gây ra những điều di hại lâu dài cho đất nước Việt Nam.  Chẳng cần nhắc lại thì ai cũng biết là sau hơn 70 năm cầm quyền, Việt Cộng đã gây ra những điều ác độc như thế nào, những điều ác độc mà thủ tướng họ Trần đã báo động trong di chúc của người.
Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao ?

Tương lai của Việt Nam có bi quan lắm hay không ? Câu trả là không.
Đất nước ta đang đứng trước môt vận hội mới vì đảng cộng sản và chế độ đương quyền đang phải chịu một cơn bão lớn của lịch sử. Cơn bão đó đang xóa sạch chế độ độc tài toàn trị trên địa bàn thế giới, và do đó, đất nước ta, dân tộc ta sẽ sớm phục hồi và đi vào một tương lai tươi sáng.  Đó là một thực tế đang mỗi ngày được khẳng định.

Phải nói rằng. trên thế giới hiện nay, chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung. Số phận này sẽ nhanh chóng đến với Việt Nam.  Yếu tố thực tiễn này, chúng ta cần nắm bắt và tin tưởng. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian sớm hay muộn, và với tình hình chính trị quốc tế hiện nay thì có thể là rất sớm.
Sau hơn 70 năm kiên trì đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ, người Việt tự do đang buộc Việt Cộng phải sửa sai, phải từng bước mỗi ngày một tiếp cận gần hơn với phía dân chủ và trả lại cho dân tộc các nhân quyền căn bản.
Có thể nói là CSVN đang ở trên quá trình tiêu vong và đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Thật vậy, vì tham nhũng, cán bộ đảng viên cộng sãn đang được tư sản hóa, nhà nước cộng sản đang được tư bản hóa, còn chế  độ cộng sản thì đang phải dân chủ hóa.  Đó là con đường phát triển tất yếu và không còn con đường nào khác.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

Thái Hà (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017)
Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!
LS Đặng Đình Mạnh
12-3-2017
Nguồn @Đinh Hữu Thoại
Nguồn: http://nhathothaiha.net